An toàn Internet, hay an toàn trực tuyến, được coi là kiến thức tối đa hóa an toàn cá nhân của người dùng về thông tin cá nhân, tài sản liên quan đến việc sử dụng internet và tự bảo vệ khỏi các rủi ro và tổn hại trên mạng nói chung. Để có thể đồng hành và bảo vệ con an toàn trên mạng Internet, cha mẹ cần tôn trọng và công nhận việc trẻ em có quyền được tiếp cân và sử dụng Internet.
Cha mẹ bắt đầu đồng hành cùng trẻ sử dụng Internet an toàn càng sớm càng tốt. Trẻ em trong thời đại công nghệ số thường sẽ tiếp xúc với Internet rất sớm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chính vì thế, bắt đầu đặt vấn đề và đồng hành cùng con ngay TỪ BÂY GIỜ, KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM VÀ KHÔNG BAO IOWF LÀ QUÁ MUỘN.
Cần cho trẻ em biết rằng:
- Cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chia sẻ, dù là thông tin của mình hay thông tin của người khác. Nếu con không muốn người khác làm điều gì đó với mình thì cũng đừng làm điều đó với người khác.
- Hãy để trẻ biết rặng các quy tắc áp dụng trong cuộc sống thực cũng áp dụng trên mạng.
VỚI MỖI ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ, CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ CỦA CHA MẸ SẼ KHÁC NHAU THEO ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI, TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ. VỚI TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI 0-3, cha mẹ có thể làm gì để đồng hành cùng con sử dụng Internet an toàn?
Trẻ ở giai đoạn này cần được sự quan tâm, yêu thương của người chăm sóc, trẻ có nhu cầu nhiều về tình cảm đối với người mẹ, nhu cầu được gắn bó mật thiết với người chăm sóc. Trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh, trẻ thích tự tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Giai đoạn này trẻ muốn giao tiếp nhiều với người lớn thông qua ngôn ngữ vì thế trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. Ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này bắt đầu hình thành với các từ đơn, cụm từ và câu đơn giản. Vì vậy, ở giai đoạn này, con nên được tích cực tương tác và nói chuyện với mọi người để phát triển tư duy về biểu đạt và cảm xúc. Cha mẹ chưa nên đặt vấn đề với trẻ em về Internet, cũng không nên để trẻ sử dụng tuỳ ý các thiết bị điện thoại di động hoặc điện thoại thông minh để xem các chương trình trên Internet. Cũng cần trò chuyện với bé để tạo cảm giác an toàn, tin tưởng trẻ.
----
Nguồn: World Vision Việt Nam
Minh Nguyệt tổng hợp.
------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616