Báo cáo toàn cầu về Đuối nước đã xác định các yếu tố nguy cơ gây đuối nước là do trẻ không được giám sát, hoặc trông nom cẩn thận và không có rào chắn ngăn trẻ tiếp xúc với nước, và nhận thức về rủi ro còn kém.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 1-4 luôn dễ bị tổn thương nhất với đuối nước do tính hiếu động và có nguy cơ ngã vào nguồn nước mở hoặc không có rào chắn khiến trẻ không thoát ra được.
Để triển khai công tác phòng, chống đuối nước cho học sinh các khối THCS, THPT phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, trong thời gián vừa qua, Huyện đoàn - Hội đồng Đội và Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED) nghiên cứu và triển khai chương trình tập huấn các kỹ năng phòng chống đuối nước bằng hình thức trực tuyến . Chương trình đã thu hút được sự hưởng ứng, tham gia của hơn 14,000 học sinh trên địa bản huyện
Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc sáng 9/10, Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới về hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; việc đưa đón người về quê và từ quê trở lại; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chiến lược vaccine; khôi phục sản xuất...
Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.
Trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống lại dịch bệnh, cả xã hội đang thực hiện giãn cách, phần lớn các trường học trên cả nước phải thực hiện giảng dạy online thì kẻ giết người “thầm lặng” mang tên đuối nước vẫn đang tồn tại và âm thầm lấy đi tính mạng của những đứa trẻ.