Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Việc ban hành đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người đánh dấu một bước phát triển trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung và trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Bên cạnh đó, việc ban hành Luật Phòng, chống mua bán người còn có ý nghĩa chính trị cả về đối nội cũng như đối ngoại, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt...
Mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em đang là một vấn nạn nhức nhối. Hành vi mua bán này đã xâm hại đến tính mạng, quyền con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và cơ hội phát triển của người bị hại.
"Alo, 111 phải không?"... Ngày 27/6/2023, Đường dây nóng Phòng chống mua bán người 111 đã tiếp nhận cuộc gọi của anh T.V.Đ (dân tộc Nùng) ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang về việc con gái là T.T.N sinh năm 2010 bị lừa xuống Hải Phòng từ ngày 16/6/2023 vào nhà nghỉ Linh Nga ở đảo Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng.
Công an Hà Nam vừa có khuyến cáo phương thức, thủ đoạn tội phạm mua bán người, tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài và tội phạm liên quan đến "tín dụng đen".
Ngày 23/4, Bộ Công an thông tin trong Quý I/2024, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp, gia tăng so với cùng kỳ năm 2023.