• 111
  • lang
  • lang

Bắt đầu đưa tài liệu giáo dục địa phương vào giảng dạy.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch và đang khẩn trương hoàn thiện việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương.

Đây là tài liệu được đưa vào giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thực hiện giảng dạy như một môn học. Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, thành phố thành lập hội đồng biên soạn tài liệu này.

---

Nguồn tham khảo: http://cand.com.vn/giao-duc/bat-dau-dua-tai-lieu-giao-duc-dia-phuong-vao-giang-day-633225/

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616

Để kịp thời đưa vào giảng dạy tại các nhà trường từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương hoàn thiện và trình tài liệu giáo dục địa phương lớp 2, lớp 6 vào tháng 4/2021 để Bộ phê duyệt.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 33 quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Thông tư nêu rõ, nội dung tài liệu cần thể hiện đúng, đầy đủ các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của địa phương.

Việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương căn cứ theo các  tiêu chí như nội dung, hình thức tài liệu phù hợp với các quy định của pháp luật; vận dụng sáng tạo phương pháp tổ chức dạy học, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương.