• 111
  • lang
  • lang

Các cấp độ bảo vệ trẻ em

Theo Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em được bảo vệ ở ba cấp độ: Cấp độ phòng ngừa, Cấp độ hỗ trợ - phát hiện sớm và Cấp độ can thiệp.

Theo Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em được bảo vệ ở ba cấp độ: Cấp độ phòng ngừa, Cấp độ hỗ trợ - phát hiện sớm và Cấp độ can thiệp.

Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.3

Các cấp độ bảo vệ trẻ em được mô phỏng theo mô hình dưới đây, trong đó cấp độ phòng ngừa là cấp cần thực hiện với tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi trẻ em nhằm ngăn ngừa đến mức thấp nhất các hành vi xâm hại và bạo lực với trẻ em. Cấp độ phòng ngừa được thực hiện tại cấp xã phường thị trấn và cấp thôn/xóm, khu, bản, tổ dân phố - cấp gần với trẻ em nhất. Do vậy đội ngũ cán bộ làm công tác BVTE ở cấp cơ sở cần được tập huấn để có kiến thức kỹ năng thực hiện công tác BVTE trong cấp độ phòng ngừa nhằm giảm thiểu khối lượng công việc ở cấp độ 2 và 3 với trẻ em.

 

Công tác BVTE cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Kịp thời: Đáp ứng nhanh chóng, kịp thời đối với nhu cầu an toàn của trẻ.

- Phù hợp: Can thiệp một cách chuyên nghiệp và phù hợp với hoàn cảnh gia đình, bối cảnh và văn hóa địa phương.

- Hiệu quả: Trẻ em cần được an toàn và chăm sóc tốt nhất trong điều kiện cho phép.

- Hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực và các nguồn lực hỗ trợ khác.

Nguồn tham khảo: ChildFund Việt Nam

Link tải tải liệu: Bảo vệ trẻ em

__

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi điện đến Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:Các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo: Tổng đài 111
+ Website Tổng đài 111: Tongdai111.vn
+ Tiktok: Tổng đài 111 
+ Youtube: Tổng đài 111

Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.