Nhiều cha mẹ Châu Á không chỉ riêng VN, thường thích trẻ bụ bẫm, mập mạp khi còn nhỏ. Do đó, họ thường cố ép trẻ ăn bằng mọi cách để con mình “ tròn trịa như con nhà người ta”. Tuy nhiên, việc “cố vỗ béo” lúc nhỏ có thể vô tình đẩy trẻ đi lệch chiều hướng tăng trưởng tự nhiên khỏe mạnh của trẻ. Một báo cáo gần đây của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đã nhấn mạnh: cân nặng quá lớn trước 10 tuổi có liên quan đến việc trẻ dậy thì sớm, đặc biệt với các bé gái.
DẬY THÌ SỚM CÓ ĐÁNG LO?
Cụm từ "dậy thì sớm" đang được nhiều chuyên gia sức khỏe quan tâm trong những năm gần đây khi tổ chức Y Tế Thế giới WHO thống kê về độ tuổi dậy thì của các bé gái đang có khuynh hướng sớm hơn 2-3 năm, trong khi bé trai cũng sớm hơn 1-2 năm so với trước đây. Đi cùng với sự phát triển sớm hơn của tuổi dậy thì, một số nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển sớm hơn của các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, tim mạch… Những bệnh liên quan đến hormone sinh dục estrogen như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… lại có sự liên hệ gần gũi với việc dậy thì sớm ở trẻ.
Nhiều cha mẹ khi thấy con dậy thì sớm, thân hình cao lớn và phát triển nhanh hơn các bạn thường vui mừng nhưng thật ra các trường hợp này thường có chiều cao thấp hơn chiều cao tiêu chuẩn khi trưởng thành vì hormone sinh dục kích thích sự phát triển xương sớm, các đầu xương đóng sớm khiến trẻ không phát triển chiều cao được nữa.
Không những vậy, dậy thì sớm còn gây ảnh hưởng lên quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ, có thể làm giảm chiều cao tối ưu của trẻ khi trưởng thành. Cụ thể, nghiên cứu của nhóm TS. Kozieł, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan cho thấy:
Bé trai dậy thì sớm hơn 1 năm so với tuổi dậy thì trung bình (11,9 tuổi) có chiều cao ước tính khi trưởng thành thấp hơn 2,9cm. Nếu xuất hiện sớm 2 năm so với tuổi dậy thì trung bình thì có chiều cao trưởng thành thấp hơn 6,8cm.
Bé gái dậy thì sớm hơn 1 năm so với tuổi bắt đầu dậy thì (10 tuổi) có chiều cao trưởng thành ước tính thấp hơn 4,6cm. Dậy thì xuất hiện sớm hơn 2 năm thì chiều cao ước tính khi trưởng thành thấp hơn 10,8cm.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT DẬY THÌ SỚM
Dậy thì sớm thông thường với bé gái trước 8 tuổi, và bé trai trước 9 tuổi có sự xuất hiện thay đổi vẻ ngoài như ở bé gái có vú to lên, mọc lông vùng kín, bắt đầu có hiện tượng tiết dịch âm đạo, nổi mụn, có dấu hiệu có kinh nguyệt sau 18 tháng kể từ khi vú phát triển. Còn bé trai vỡ giọng, tinh hoàn to lên, mọc lông vùng kín hay dưới nách, có dấu hiệu xuất tinh. Khi trẻ có những dấu hiệu sớm trên thì nên cho trẻ đi khám để được tư vấn tốt hơn.
LÀM SAO ĐỂ TRÁNH TRẺ BỊ DẬY THÌ SỚM
A. DINH DƯỠNG
TS. Villamor, ĐH Michigan, Mỹ nhấn mạnh yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến việc dậy thì đúng ở trẻ. Đây là những điều cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ dậy thì đúng cũng như không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ:
1. Hạn chế trẻ thừa cân béo phì sau 2 tuổi và trước 10 tuổi
2. Hạn chế cho trẻ dùng các chất béo bão hòa và transfat trong thực phẩm làm sẵn như bánh snack, đồ hộp, thức ăn làm sẵn, gà rán vì dễ làm trẻ mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Thay vào đó, ưu tiên lựa chọn các chất béo tốt không bão hòa chuỗi dài như chất béo Omega-3 và Omega-6 trong chế độ ăn của trẻ. Các chất béo tốt như Omega-3 và Omega-6 không chỉ quan trọng cho sự hình thành cấu trúc não bộ trong giai đoạn nhỏ mà theo 1 báo cáo được thực hiện trên các nước đang phát triển của nhóm các nhà khoa học tại Mỹ và Hà Lan, đứng đầu là TS. Huffman ĐH California Davis, đã cho thấy: các chất béo tốt như Omega-3 và Omega-6 cũng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng và giúp cân bằng năng lượng ở trẻ. Do đó, trẻ thường giữ tăng trưởng ổn định về cân nặng và tránh được các nguy cơ dậy thì sớm do cân nặng.
Chất béo Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hạt lý chua đen… và trong những loại hạt như hướng dương, hạt điều, hạnh nhân. Còn chất béo Omega-3 là dạng cơ thể không tư tổng hợp được, mà cần bổ sung từ bên ngoài. Chúng ta thường biết nhiều về dạng Omega-3 từ cá, nhưng thực ra Omega-3 thực vật cũng đang được quan tâm rất nhiều vì trong thực vật thường chứa thêm thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo Omega bền vững hơn. Trong đó, dầu hạt lý chua đen là điển hình có tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỷ lệ 4:1. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết tỷ lệ này là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm. Omega từ dầu lý chua đen đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại dược phẩm, thực phẩm phổ biến ở Châu Âu như trong sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Ý. Đây là sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới gồm các nước như Anh, Pháp, Đức… và cũng đã có mặt ở Việt Nam.
3. Hạn chế nước ngọt có ga hoặc không có ga. Thành phần đường rất cao trong các loại này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng trong cơ thể các bé. Bên cạnh đó, tất cả các loại này đều có caffeine -chất kích thích, có khả năng gây nghiện. Tuần không nên quá 3 chai loại 250ml cho các bé < 12 tuổi. Thực tế, tiêu thụ lượng đường và chất béo xấu đều có liên quan gián tiếp đến thừa cân béo phì của trẻ trước 10 tuổi
4. Nên phân bổ xen kẽ nguồn đạm trong bữa ăn hàng ngày và trong tuần. VD mỗi tuần, trẻ có thể cần 2-3 ngày xen kẽ thịt gà, thịt bò, heo, 2 ngày cá và trứng, 2 ngày khác trẻ có thể lấy đạm từ những nguồn khác như các loại đậu, đậu hũ hoặc hải sản.
5. Ăn đa dạng rau củ quả, ít nhất 3 khẩu phầu rau củ quả với đa dạng màu sắc mỗi ngày để lấy đa dạng các nguồn thực phẩm giàu vi khoáng quan trọng cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ như vitamin D, canxi, magie…
6. Trẻ từ 5 tuổi nên tham gia 1 số môn thể thao 2-3 ngày/tuần như bơi lội, học võ, nhảy múa…
B. GIẢM THIỂU TRẺ TIẾP XÚC VỚI CÁC HÓA CHẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ
Ngoài dinh dưỡng, các hóa chất tồn dư trong các vật dụng hằng ngày cũng gián tiếp làm quá trình dậy thì của trẻ sớm hơn. Do đó, cha mẹ nên:
• Đọc thành phần các thực phẩm làm sẵn, tuyệt đối không cho trẻ dùng hoặc mẹ đang cho con bú cũng không nên dùng các sản phẩm chứa gốc phthalate như monobutyl phthalate (MBP), diethylhexyl phthalate (DEHP), diethyl phthalate (DEP), diisodecyl phthalate (DIDP), benzylbutyl phthalate (BZBP), monomethyl phthalate (MMP).
• Chọn các sản phẩm nhựa uy tín và có chỉ số nhựa an toàn là hình tam giác có chỉ số là 2, 4, 5 dưới đáy chai. Các số còn lại 1,3, 6, 7 nên tránh với các bé. Nếu không có kí hiệu nhựa là không có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, các loại này không nên chứa BPA và Phthalate.
• Hít thuốc lá thụ động trong môi trường trong nhà hoặc các nơi công cộng cũng có thể có liên quan đến nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Những hóa chất độc hại từ khói thuốc có thể tồn tại hàng giờ trong không khí, các kim loại nặng này sẽ bám vào các vật dụng như đồ chơi, quần áo, tóc và sách vở. Trẻ con vốn hiếu động hay cầm nắm và cắn gặm các đồ chơi, có thể vô tình mang những chất độc hại này vào cơ thể. Do đó, cha mẹ cần:
1. Nói không với thuốc lá, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm như lúc mang thai…
2. Bảo vệ con mình bằng việc lên tiếng phản đối những ai hút thuốc nơi có trẻ con.
3. Tránh vào khu vực vừa hút thuốc. Chỉ vào đó sau 3 tiếng từ khi khói thuốc kết thúc.
Notes:
Villamor E, Jansen EC. Nutritional Determinants of the Timing of Puberty. Annu Rev Public Health. 2016;37:33-46.
Huffman, S. L., et al. (2011). Essential fats: how do they affect growth and development of infants and young children in developing countries? A literature review. Maternal & child nutrition, 7 Suppl 3(Suppl 3), 44–65.
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616