• 111
  • lang
  • lang

Ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng

Để tăng cường sự kết nối giữa các bên liên quan và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng (VCSC) vào sáng ngày 27/9 với 11 thành viên ban đầu là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tại Việt Nam. Chủ nhiệm VCSC là ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch VNISA, Tổng Giám đốc công ty SCS.

Ông Nguyễn Thành Hưng cho biết, CLB sẽ là cánh tay nối dài của các cơ quan Nhà nước với mục tiêu bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của VNISA.

Ra mắt CLB Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng - Ảnh: VGP/HM

Theo đó, VCSC sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên mạng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước tuyền truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em trên không gian mạng một cách hiệu quả thiết thực; thúc đẩy xây dựng các nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng dưới nhiều hình thức.

Ngoài ra, VCSC cũng sẽ giúp VNISA xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh; góp phần thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em và nhóm giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng.

Internet và các thiết bị kỹ thuật số ngày càng hiện diện nhiều hơn và có tầm quan trọng trong cuộc sống của trẻ em ngày nay. Việt Nam có trên 24,7 triệu trẻ em, phần lớn các em được tiếp cận và sử dụng các thiết bị kết nối internet.

Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH, thời gian trẻ dùng internet lên tới 6-7 giờ mỗi ngày. Độ tuổi trẻ em Việt Nam sử dụng internet đang ngày càng trẻ hoá, đa số bắt đầu sử dụng chủ động từ 9-11 tuổi, trong khi phần lớn các em chưa được tiếp cận và trang bị các kiến thức, kỹ năng để phòng chống các nguy cơ tác động tiêu cực và tự bảo vệ trên mạng.

 

Nguồn tham khảo:

https://childfund.org.vn/vi/media-news/childfund-viet-nam-tro-thanh-mot-trong-nhung-thanh-vien-sang-lap-cua-cau-lac-bo-bao-ve-tre-em-viet-nam-tren-khong-gian-mang/

https://baochinhphu.vn/ra-mat-clb-bao-ve-tre-em-viet-nam-tren-khong-gian-mang-102230927124923929.htm

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em:       https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111       https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111:     Tongdai111.vn