.png)
Khủng hoảng COVID-19 suốt một năm qua là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Đại dịch đã gây ra nhiều tác động tiêu cực chưa từng có đến việc dịch chuyển của con người, ngay cả việc quản lý biên giới và nhóm người di cư. Trong quá khứ, việc phải đối phó với dịch Ebola đã mang đến kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về cách thức kiểm soát khủng hoảng.
Những ảnh hưởng và hệ luỵ của đại dịch COVID-19 đối với lao động nam và nữ sẽ diễn ra khác nhau, thậm chí có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng vốn có của những cá nhân đã ở trong tình trạng dễ bị tổn thương, như là lao động di cư.
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến và bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển của con người. Điều này cũng đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của không chỉ các quốc gia, mà còn của nhiều cộng đồng sinh sống ở khắp nơi.
Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng và một số địa phương đã cho thấy những nỗ lực trong việc giới thiệu và tạo việc làm cho NLĐ sau khi về nước, như tổ chức hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm cho NLĐ trở về từ Hàn Quốc, sự kiện do Bộ LĐTB&XH Việt Nam phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn tổ chức ở một số địa bàn trọng điểm cùng với việc triển khai chương trình hỗ trợ bổ túc tiếng Hàn và dạy nghề ngắn hạn miễn phí để NLĐ tìm việc làm mới.
Nhân sự kiện ra mắt của báo cáo “Từ lời hứa đến hành động: Hiệp ước toàn cầu về di cư an toàn, có trật tự và hợp pháp", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ông António Guterres đã gửi một video nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng tích cực của sự đa dạng trong cộng đồng di cư.
Theo một số nghiên cứu chính thống về tình hình NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trở về,hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hầu hết NLĐ trở về. Tuy nhiên khi trở về quê hương, NLĐ vẫn có nguy cơ gặp phải một số khó khăn khi cố gắng tái hoà nhập.