• 111
  • lang
  • lang

Lầm tưởng và thực tế về bóc lột tình dục trẻ em qua môi trường mạng

Cha mẹ đã hiểu đúng về bóc lột tình dục trẻ em qua môi trường mạng?

Mọi trẻ em đều có nguy cơ bị bóc lột tình dục qua môi trường mạng, bất kể độ tuổi, giới tính, dân tộc, và hoàn cảnh gia đình.

Bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng bao gồm tất cả các hành vi mang tính chất khai thác tình dục đối với một đứa trẻ ở bất cứ thời điểm nào có liên quan đến môi trường trực tuyến thông qua việc:

1. Sản xuất, sở hữu hoặc chia sẻ văn hóa phẩm (ảnh chụp, băng hình, băng ghi âm hoặc các bản ghi khác) có nội dung bóc lột tình dục trẻ em

2. Phát trực tiếp hoạt động xâm hại tình dục trẻ em thông qua công cụ truyền thông, hội nghị truyền hình và/hoặc ứng dụng trò chuyện

3. Dụ dỗ trẻ em qua mạng vì mục đích tình dục: Tương tác với trẻ em qua thiết bị công nghệ với ý định xâm hại hoặc bóc lột tình dục trẻ em

Có rất nhiều lầm tưởng về bóc lột tình dục trẻ em trực tuyến. Điển hình nhất là chúng ta thường đánh giá tính nghiêm trọng của bóc lột tình dục trẻ em ngoài đời cao hơn so với bóc lột tình dục qua mạng nhưng thực tế là bóc lột tình dục trẻ em trực tuyến CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG NHIỀU đến trẻ như bóc lột tình dục ở ngoài đời thực và có thể dẫn đến những khó khăn tâm lý tương tự*.

*Theo Tài liệu “Bảo vệ trẻ em khỏi bóc lột tình dục qua môi trường mạng” thuộc Dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em qua môi trường mạng” của Tổ chức World Vision Việt Nam.

** Theo Báo cáo “Tổng quan nghiên cứu Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam: Bằng chứng về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng” do ECPAT, INTERPOL và UNICEF thực hiện năm 2022.

HÃY NHỚ: TRẺ EM VÀ CHA MẸ sẽ không bao giờ phải một mình trên hành trình phòng chống bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Khi bản thân có vấn đề “khó nói”, hãy liên hệ:

+ Cha mẹ, thầy cô giáo, người thân và bạn bè

+ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111

+ Cảnh sát - đường dây nóng 113

+ Trung tâm công tác xã hội tỉnh/thành phố.

_________

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111:   Tongdai111.vn
+ Tiktok: Tổng đài 111 

Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.