Nỗi sợ trẻ con là tự nhiên và được hình thành khi khái niệm thực và hư chưa rõ ràng trong não bộ. Hành vi này có thể cải thiện và vượt qua nếu chúng ta giúp trẻ đáp ứng tốt với nỗi sợ bằng trải nghiệm "sự vô hại" của điều trẻ đang sợ hãi dần dần trẻ hiểu được và không sợ nữa. Trong khi đó, người lớn chúng ta có thể hiểu thực và hư, nguy hiểm hay không nguy hiểm, nhưng não ta bị bối rối trong định nghĩa nỗi sợ và sự ghê tởm.
Một ước tính cho mỗi trẻ thường sẽ có 1 hoặc 2 nỗi sợ rơi vào 14 nỗi sợ, trong đó có những nỗi sợ thông thường như ma, bóng tối, thú/động vật,...nhưng cũng có cái không quá thông thường như sợ thua. Thực tế, cách đáp ứng để trẻ vượt qua là giúp trẻ nhận ra nó, hơn là né tránh hay động viên "rỗng" như là những cách trấn an mà cha mẹ hay dùng như "sợ gì đâu, đi nào!" hay kiểu la mắng trẻ "nhát cáy, tự đi đi". Điều này không có hiệu quả, mà còn làm trẻ cảm thấy lo lắng hơn
Thực ra việc xem TV/ipad khi ăn sẽ hình thành hành vi ăn vô thức ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng trước 6 tuổi, không chỉ là dinh dưỡng-tăng trưởng, mà còn là hàng loạt các hành vi sức khỏe của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ở những giai đoạn sau. Hành vi ăn uống lúc này như sự phát triển bộ rễ của cây, đoạn rễ càng chắc, càng dài ở giai đoạn này thì càng bé sẽ hình thành và có được thói quen ăn uống tốt và vững chắc cho giai đoạn sau. Ăn uống là trải nghiệm trẻ phải trải qua mỗi ngày nó cũng là nơi xuất phát nhiều kỹ năng như phát triển vị giác, nhận thức việc ăn lành mạnh, học nhai...Do đó, việc trẻ nghiện thiết bị màn hình khi ăn là có thể giúp trẻ thay đổi nếu chúng ta biết cách đáp ứng tốt và vững tâm cao để giúp con thay đổi.
Sự bướng bỉnh và giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) là diễn ra khá thông thường ở trẻ nhỏ. Đôi lúc điều này đi đến quá đà với những biểu hiện khá mãnh liệt như: nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, bức tóc bức tai, dậm chân và đá đồ đạc, thậm chí cả cha mẹ của bé.
Tất cả cha mẹ đều có cơ hội trở thành 1 khuôn mẫu giáo dục cho trẻ, thông qua cách nói chuyện với trẻ, cách mà chúng ta đáp ứng với hành vi của trẻ. Nhớ rằng, khi chúng ta dùng lời nói hổ báo cấm đoán, ra lệnh cho trẻ, thì trẻ sẽ dùng cách hổ báo và ra lệnh với những người khác, thậm chí với chính bạn khi bạn trở nên già. Cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh trẻ. Đây là những lời nói vô tình hay cố ý, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi để có thể giáo dục trẻ.
Lời khen là 1 dạng phản hồi tích cực, có ý nghĩa giúp trẻ phát triển động lực và xây dựng tự tin. Tuy nhiên, lời khen nếu bị lạm dụng hoặc sử dụng không đúng có thể làm trẻ có phản ứng tiêu cực, tệ hơn giá trị của lời khen có thể bị mất. Vậy làm như thế nào để lời khen của bạn giúp trẻ phát triển tốt.