Cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn trong lời nói và hành động của mình khi nuôi dạy trẻ. Việc chăm sóc con ngoan khỏe là việc rất khó khăn, nhưng đáng bỏ công khi nhìn thấy các bé lớn lên khỏe mạnh cả tâm hồn và thể chất. Tuyệt đối không bao giờ nói dối hoặc thất hứa với trẻ con, dù bé còn nhỏ. Sự thất hứa và nói dối là làm trẻ không tin vào cuộc sống, vào người chăm sóc, vết hằn tổn thương tâm lý này khá lớn, phải hơn chục năm mới có thể lành, nhưng vẫn là vết hằn
Có những điều cha mẹ cần phải chấp nhận về trẻ con. Trong khoa học tâm lý trẻ con, trẻ con là đối tượng dễ thay đổi và không chấp nhận giáo điều. Các bé chỉ chấp nhận sự lập lại. Điều này có nghĩa là mặc dù bé đang làm một hành động sai, bạn có dùng biện pháp răn đe, nhắc nhở, thậm chí đánh vào tay bé, nhưng bạn không phải ngạc nhiên rằng bé sẽ không thể nào nhớ được giáo điều đó của bạn đến khi bé qua 5 tuổi. Trẻ em dưới 5 tuổi, sự tập trung của các bé là rất ngắn chỉ khoảng 5-10 phút, bé không nhớ những gì bạn khuyên bảo trừ khi sự khuyên bảo ấy cứ kiên nhẫn lập lại.
Thương con là bản năng của mỗi bậc cha mẹ. Họ luôn dành điều tốt nhất cho con cái họ. Tuy nhiên, thương con nên nằm trong một tình huống thật và bản thân của trẻ cũng nên hiểu được giá trị của tình yêu. Các chuyên gia tâm lý ở Anh khuyên: "Không nên dùng vật chất để thương con vì giá trị vật chất không nên được đánh đồng với giá trị tình yêu. Vật chất là giá trị hữu hình, tình yêu là giá trị vô hình, rất dễ nhầm lẫn với nhau."
"Trẻ làm gì cũng bám mẹ, đi đâu cũng ôm chân mẹ, gặp ai cũng nhúi đầu vào người mẹ, thậm chí khóc mếu máo khi mẹ vừa ra xa một tí..." Có phải do người mẹ quá nuông chìu con hay do người mẹ đã ôm con quá nhiều làm con bám mẹ như vậy?
Cũng rất thường khi trẻ ném cơn lốc tantrum nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, nhà sách hoặc nhà thờ. Đầu tiên, bạn hãy tìm góc nào đó mà cơn lốc tantrum của trẻ không gây quá nhiều phiền phức cho mọi người
Trẻ đòi đi vệ sinh lúc thực hiện Time-out, phải xử lí như thế nào?