Bạn thử nghĩ xem một ngày có 24 tiếng, trong đó 8 tiếng bạn ở cơ quan, 8 tiếng để ngủ và chỉ 8 tiếng cho gia đình. Có lẽ 8 tiếng này không mấy trọn vẹn, và gia đình thường chỉ còn vài giờ ít ỏi buổi tối bên nhau, nên đừng lãng phí nó! Bởi vì chính thời gian bạn tương tác, trò chuyện và chơi với trẻ mỗi tối sẽ làm nên sự khác biệt rất lớn trong phát triển não bộ, nhận thức và tư duy của đứa trẻ sau này. Nó cũng là cách giúp trẻ hạn chế những tác hại trong thời đại số ngày nay.
Khi giáo dục về hành vi trẻ dưới 5 tuổi, có 1 vấn đề mà nhiều cha mẹ thường quan tâm đó là "trẻ hay ném đồ vật, đánh hoặc cắn cha mẹ và mọi người", đặc biệt là những lúc trẻ không vừa lòng hay bực tức điều gì đó. Điều này có phải là do bản tính của trẻ và hành vi này có làm trẻ trở thành 1 người hay gây hấn trong tương lai không?
Bình thường khi không có mẹ, như khi ở nhà với ông bà, trẻ thường rất ngoan hoặc không có vấn đề gì. Nhưng khi mẹ về hoặc chỉ cần nghe tiếng mẹ là bé mè nheo, hết đòi bế, hết khóc rồi đến không chịu cái này cái kia, và cực kì bám mẹ. Điều này là tình trạng chung của nhiều trẻ hay chỉ riêng một số trẻ? Nếu hiểu người mẹ là một bể chứa, còn đứa trẻ là vòi xả những cảm xúc vì với trẻ mẹ là nơi an toàn nhất. Biết được điều này, chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm, yêu thương và hiểu hành vi mè nheo của trẻ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giúp trẻ biết cách thể hiện cảm xúc và giúp các con trưởng thành hơn.
Tỉ lệ phụ nữ tự sát vì trầm cảm sau sinh chiếm đến 1/5 nguyên nhân cái chết sau sinh của phụ nữ. Đừng vội oán trách họ tại sao làm điều dại dột này, bởi vì bản thân họ không biết mình đang mang căn bệnh đáng sợ mà chỉ có tình yêu và sự quan tâm mới là liều thuốc cứu chữa được, nhưng cũng đừng để nó đến quá trễ.
Nếu như ngày xưa Thánh Gióng lên 3 mà chẳng nói được gì là một điều kì lạ, thì ngày nay việc chậm nói ở trẻ đang ngày càng phổ biến và có thể trở thành căn bệnh của thời đại số. Trước đây chúng ta thường nghĩ rằng trẻ nói được ít hay chậm nói là do cơ địa nó vậy, và cứ đợi thời gian rồi trẻ sẽ nói. Nhưng, thực tế chậm nói còn liên quan đến nhiều đến vấn đề sức khỏe khác sau này của trẻ.
Khi nhà có từ 2, 3 .. trẻ, chúng ta hẳn không lạ gì với việc đứa này khóc, đứa kia méc, cứ phải quát kiểu như "sao lại đánh em!". Có lẽ bạn sẽ hiểu tôi đang nói đến điều gì. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những đứa trẻ lớn hơn thường chọc ghẹo em, thậm chí đánh, cấu hay cắn em mình khi không có mặt bạn.