Tại sao trẻ lại cắn người khác? Cần làm gì khi trẻ cắn người khác?
“Con tôi rất hung hãn. Cháu thường đánh hoặc xô ngã những đứa trẻ khác. Cháu cứ ở đâu thì thế nào bọn trẻ cũng kết thúc trong cảnh kêu gào, đánh nhau và khóc lóc.” Vậy thật sự điều gì đang xảy ra? Bạn có thể làm gì?
Thể hiện tình yêu với trẻ không chỉ dừng lại là những lời khen tặng, lời yêu thương hay cho trẻ cái này cái kia, mà món quá lớn nhất của tình yêu mà trẻ mong muốn có-không ai khác đó chính là bạn. Liệu bạn có dành thời gian để chơi, trò chuyện và hiểu trẻ hay không! Có như vậy, đứa trẻ mới thực sự đang nhận được tình yêu to lớn từ bạn.
Ai cũng có những lúc tức giận. Bạn cũng là con người và đôi khi hành vi của trẻ vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Việc bạn cảm thấy tức giận là một điều hoàn toàn bình thường nhưng đừng đánh đòn và làm đau trẻ nhé. Đòn roi không giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trẻ không nên cảm thấy sợ hãi vì những điều bạn có thể làm.
Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang đến cho bạn cơ hội học hỏi và trưởng thành trong vai trò làm cha mẹ. Để trở thành người nuôi dạy trẻ tích cực, trước hết cha mẹ cần có sự gắn bó với con cái, thấu hiểu và đồng cảm với trẻ.
1 thí nghiệm thú vị từ ĐH Harvard về khả năng nhận thức sớm trong suy nghĩ của trẻ nhỏ ngay từ 15-18 tháng tuổi. Do đó, nếu bạn suy nghĩ trẻ nhỏ quá không biết gì là một suy nghĩ đã lạc hậu. Trẻ con có thể đọc cảm xúc của bạn tốt từ 10 tháng tuổi và bắt đầu suy nghĩ về tình huống từ 15 tháng tuổi. Hãy bắt đầu dạy trẻ cách suy nghĩ sớm nhất có thể để trẻ học cách sử dụng suy nghĩ để tư duy và trở thành người giải quyết tình huống.