Trẻ đang học nói giống như ta mới học ngoại ngữ và đi du lịch đến một nơi không có hướng dẫn viên. Nó sẽ có ích nếu người địa phương dùng những câu ngắn, không đặt nhiều câu hỏi mà bạn không thể trả lời, và nếu họ thể hiện điều họ muốn nói.
Trẻ em hiếm khi bộc lộ rõ ràng những lo lắng của mình bằng lời nói, chúng thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ cảm xúc để truyền đạt mọi vấn đề đến cha mẹ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại cho rằng, con họ cư xử không đúng mực. Một số hành vi của trẻ dưới đây thường bị người lớn đánh giá là không đúng mực nhưng thực tế, chúng đang cần sự giúp đỡ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là không giống nhau ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, dựa trên những dấu hiệu cơ bản ở các giai đonạ phát triển giúp theo dõi các biểu hiện hành vi của trẻ. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em RLPTK được chia làm 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn trẻ nhỏ và (2) Giai đoạn tuổi trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển, các biểu hiện của RLPTK được bộc lộ khác nhau.
Hãy liên hệ số điện thoại Văn phòng Tư Vấn và Trị Liệu Tâm Lý Trẻ Em - Cục Trẻ Em : 024 37476154 để được hỗ trợ với các dịch vụ - Đánh giá, trị liệu tâm lý MIỄN PHÍ cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ bị bạo lực, trẻ bị buôn bán, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo. - Đánh giá, phát hiện, tư vấn, can thiệp sớm cho trẻ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ, lo âu, trầm cảm... - Trị liệu tâm lý cho trẻ khiếm thính. - Tham vấn học đường - Tư vấn định hướng nghề nghiệp. - Đào tạo kỹ năng sống,giá trị sống - Đào tạo kỹ năng làm cha mẹ
Cha mẹ hay thậm chí cả những người thân thuộc, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của một đứa trẻ. Chính vì thế dù trong những tình huống tưởng chừng như đơn giản nhất các bậc làm cha làm mẹ cũng nên cẩn trọng, lấy việc làm gương, làm mẫu tốt cho trẻ lên hàng đầu.