• 111
  • lang
  • lang

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện công tác trẻ em năm 2021.

24/02/2021

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030. Công tác bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng còn nhiều thách thức, trong đó có tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu. Tình hình bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, diễn biế

Hoạt động của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 9 tháng đầu năm 2020.

23/12/2020

Trong 9 tháng đầu năm 2020 Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 585.460 cuộc gọi đến (tăng 161.884 cuộc so với cùng kỳ năm 2019), trong đó có 22.667 ca tư vấn (giảm 626 cuộc so với cùng kỳ năm trước) và 928 hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em (tăng 225 ca so với cùng kỳ năm trước).

Kỷ luật tích cực trong gia đình: những điều cha mẹ cần lưu ý

15/09/2020

KLTC là những cách thức có thể kết hợp/ thay thế với phương pháp giáo dục con trẻ truyền thống nhằm thay đổi, điều chỉnh hành vi có vấn đề của trẻ bằng phương pháp tích cực hơn, cho cả tinh thần và thân thể. Đây được xem là một trong những cách hiệu quả, văn minh có sự cân bằng giữa tình yêu thương và cứng rắn khi dạy cho con trẻ về những bài học trong cuộc sống.

Kỷ luật tích cực trong nhà trường là yếu tố quan trọng chống lại bạo lực học đường

04/09/2020

Trừng phạt thân thể và những hình thức kỷ luật khác như xâm hại bằng lời nói vẫn là một trải nghiệm thường xuyên ở trường học đối với nhiều trẻ em ở Việt Nam. Song, bên cạnh đó, kỷ luật tích cực (KLTC) đã được Bộ Giáo dục và các tổ chức như UNICEF, Tầm nhìn Thế Giới Việt Nam nhấn mạnh áp dụng trong trường lớp nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bạn có thể làm gì để giúp một trẻ em bị xâm hại tình dục?

02/09/2020

Đây là việc hết sức quan trọng, nhưng không phải dễ làm. Muốn giúp một trẻ bị xâm hại tình dục bạn cần phải biết cách lắng nghe con mình nói, tin con, động viên, an ủi, nói chuyện với con về những gì đã xảy ra mà khồn chất vấn con, đáp lại một cách hết sức bình tĩnh và làm cho con yên tâm rằng con không có lỗi gì cả và sẽ không bị buộc tội về bất cứ điều gì.