• 111
  • lang
  • lang

10 đặc trưng tính cách của người gây bạo lực trong gia đình.

Bạo lực là vấn nạn xã hội tồn tại trong nhiều lĩnh vực và cần có sự can thiệp, trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội để có thể giải quyết. Chúng ta thường nói bạo lực có thể xảy ra trong xã hội, một nơi nào đó nhưng ít khi thừa nhận bạo lực xảy ra trong gia đình mình. Nạn nhân của bạo lực không chỉ là người vợ/chồng, cha mẹ mà bao gồm cả những đứa trẻ trong gia đình. Có thể nhận ra đặc điểm tính cách chung của những người gây ra bạo lực trong gia đình:

1, Thường sử dụng bạo lực hoặc có ý nghĩ sử dụng bạo lực khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống;

2, Không thừa nhận điều mình đã làm: Đổ lỗi cho người khác, giảm nhẹ lỗi của mình, hoặc không thừa nhận lỗi lầm, chối bỏ động cơ và hành động thực sự của mình. Hay nói dối, cư xử như trẻ con.

3, Muốn kiểm soát, kiềm chế người khác. Luôn tính toán và chuẩn bị trước khi hành động.

4, Thiếu sự tự tin vào bản thân, sợ người khác nhìn nhận và đánh giá bản thân mình.

5, Độc đoán, gia trưởng, áp đặt, bảo thủ, không tiếp thu ý kiến của người khác. Cảm thấy luôn luôn cần bảo vệ vị trí của mình, bất kể là bằng cách nào.

6, Dễ nổi nóng, không quản lí được cảm xúc của mình, tính tình thất thường, hay chỉ trích, ra yêu sách với người khác.

7, Không đoán trước được vấn đề, hành động  bột phát.

8, Có nhiều nhu cầu lệ thuộc vào người khác và luôn sợ bị bỏ rơi.

9, Có vấn đề về tâm lý, tinh thần hoặc phải chịu đựng một vài tổn thương nào đó trong quá khứ. Những người bị tổn thương sẽ làm tổn thương người khác. Bản thân người gây bạo lực có những vết thương thể chất, tinh thần. 

10, Có tiền sử bị bạo lực hoặc đã từng bạo lực người khác.

Trên đây là 10 đặc trưng tính cách của người gây bạo lực. Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616