
Học giả Neil Thurman chỉ ra rằng có tới 51% trẻ em vô tình tiếp cận các nội dung khiêu dâm trong quá trình tìm kiếm trên mạng. Trong đó, 79% việc trẻ em tiếp xúc với nội dung không mong muốn xảy ra ở nhà (theo nghiên cứu của Cyber Purify). Mỗi gia đình đều cần có cho mình những chiếc “khiên” hợp lý để bảo vệ con em trên Internet.
Môi trường mạng là một nơi lý tưởng để trẻ em học tập và trao đổi thông tin. Nó làm thay đổi cách thức mà trẻ giao tiếp với nhau giúp tăng kết nối cộng đồng, đặc biệt khi mức độ phổ biến của các trang mạng xã hội ngày càng tăng hiện nay và trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống.
Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ công bố báo cáo quốc gia Nghiên cứu Ngăn chặn hành vi gây tổn hại – Bằng chứng về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng được tổ chức vào tháng 8/2022 tại Hà Nội.
Với chủ đề "Bạn có muốn nói về điều đó không? Hãy cùng trò chuyện về cuộc sống trực tuyến nhé" (Want to talk about it? Making space for conversations about life online), Ngày An toàn Internet 2023 (ngày 7/2) truyền cảm hứng cho một cuộc đối thoại về việc sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm, nghiêm túc và sáng tạo hơn - đặc biệt giữa cha mẹ và con cái - để cùng duy trì một thế giới trực tuyến an toàn hơn.
Khi trẻ em dành nhiều thời gian hơn trên mạng, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần cởi mở trò chuyện và sẵn sàng hỗ trợ các em với những rủi ro tiềm ẩn trên môi trường trực tuyến.
Theo báo cáo vừa được ECPAT, INTERPOL và Văn phòng Nghiên cứu UNICEF - Innocenti công bố vào tháng 8 năm 2022, nhiều trẻ em tại Việt Nam hiện đang bị bóc lột và xâm hại tình dục trên mạng, nhưng các em lại không trình báo về việc đó.