Một nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học thuộc Center for Countering Digital Hate (CCDH) thực hiện. Họ tạo ra những tài khoản với thông tin giả, để TikTok coi đó là những tài khoản thuộc về những bạn nhỏ 13 tuổi. Ngay lập tức, những tài khoản TikTok này ngập tràn những đoạn clip ngắn với nội dung vô cùng nguy hiểm: Rối loạn ăn uống, đề cao ngoại hình cá nhân, hay thậm chí là những nội dung liên quan tới hội chứng tự hoại bản thân (NSSI).
Tham gia môi trường mạng, trẻ em thường gặp nhiều nguy cơ như: tiếp cận với quá nhiều thông tin giả; bị bắt nạt qua mạng; lộ thông tin cá nhân; bị gạ gẫm, xâm hại tình dục; bị dụ dỗ, lôi kéo truy cập vào trang có thông tin xấu độc, hoặc nội dung lừa đảo…
Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Môi trường mạng là một nơi lý tưởng để trẻ em học tập và trao đổi thông tin. Nó làm thay đổi cách thức mà trẻ giao tiếp với nhau giúp tăng kết nối cộng đồng, đặc biệt khi mức độ phổ biến của các trang mạng xã hội ngày càng tăng hiện nay và trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống. Cũng chính bởi vậy, những mối đe dọa tới trẻ em trên môi trường mạng thực sự là điều đáng lo ngại, đặc biệt là việc trẻ gặp phải rủi ro khi kết nạp phải “những người bạn xấu” trên môi trường mạng.
Học giả Neil Thurman chỉ ra rằng có tới 51% trẻ em vô tình tiếp cận các nội dung khiêu dâm trong quá trình tìm kiếm trên mạng. Trong đó, 79% việc trẻ em tiếp xúc với nội dung không mong muốn xảy ra ở nhà (theo nghiên cứu của Cyber Purify). Mỗi gia đình đều cần có cho mình những chiếc “khiên” hợp lý để bảo vệ con em trên Internet.
Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ công bố báo cáo quốc gia Nghiên cứu Ngăn chặn hành vi gây tổn hại – Bằng chứng về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng được tổ chức vào tháng 8/2022 tại Hà Nội.