Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Đến nay, Chương trình đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Mục tiêu kép của Chương trình là nhằm bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Các nhiệm vụ chính được Chương trình đưa ra là: Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý; Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng; Triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật; Tăng cường hợp tác quốc tế.
Kênh TikTok của Thơ Nguyễn từng bị xử phạt vì clip độc hại "xin vía" học giỏi từ búp bê ma.
Đến nay, theo số liệu thống kê, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành được 3 Nghị định: Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BTTTT ngày 29/7/2022 của Bộ TTTT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở TT&TT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện; và 1 văn bản quy phạm pháp luật là Quyết định 05/QC-BCA-BLĐTBXH-BTTTT ngày 15/08/2022 về quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Về công tác giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có nhiều hoạt động như: Tổ chức cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2022 và 2023. Năm 2022 có gần 600.000 học sinh tham gia. Năm 2023 có hơn 740.000 học sinh của gần 5500 trường THCS ở 63 tỉnh/ thành phố tham gia. Phối hợp tổ chức Tổ chức Cuộc thi phát triển Ý tưởng Trò chơi về chủ đề “Bảo vệ trẻ em” năm 2022. Triển khai tập huấn dành cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung về “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025. Tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho nhân viên tư vấn và cộng tác viên của Tổng đài 111. Tổ chức Hội thảo: “Thực tiễn và giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022, Hội nghị nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ phục vụ triển khai hoạt động hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng – TP.HCM vào 12/2022. Cùng với đó, triển khai kênh truyền thông bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng: Website VN-COP; Fanpage VN-COP; Kênh YTB VN-COP; Kênh Tiktok VN-COP.
Các cơ quan chức năng phối hợp triển khai nhiều biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ: Triển khai Form Báo cáo các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng tại website VN-COP; Triển khai Công cụ kiểm tra đường link, website an toàn cho trẻ em. Cùng với đó, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm bảo vệ trẻ em. Theo số liệu thống kê, hiện các công ty như: Cty cổ phần an ninh mạng SCS, Công ty cổ phần phần mềm diệt virus Bkav, Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Nexta, Công ty cổ phần viễn thông FPT, Trung tâm an toàn thông tin – Tập đoàn VNPT,… đã có ccacs sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Cùng với đó, triển khai các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp đánh giá các sản phẩm hỗ trợ, bảo vệ trẻ em tuân thủ các quy định cơ bản về ATTT; Đánh giá tính khải thi của sản phẩm: Hỗ trợ các doanh nghiệp Make in Vietnam có môi trường để kiểm thử, vận hành các sản phẩm; Kết nối giới thiệu truyền thông sản phẩm; Kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp hướng tới việc phát triển các sản phẩm Safety by Design.
Đặc biệt, hiện nay đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP). Bộ TT&TT có Quyết định số 716/QĐ-BTTTT về việc thành lập Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng gồm 24 thành viên. Chức năng của mạng lưới: Đẩy mạnh truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội; Tiếp nhận phản ánh, thu thập thông tin; Tổng hợp, phân loại và điều phối xử lý các phản ánh; Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm; Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm; Kết nối với tổ chức quốc tế; Tư vấn, đề xuất chính sách, quy định cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đến nay, mạng lưới đã rà soát, xử lý các kênh truyền thông vi phạm quy định về bảo về trẻ em trên môi trường mạng như: kênh tiktok Thơ Nguyễn, kênh Youtube Thuận Phạm, kênh Youtube TIMMY TV, kênh Youtube Hoàng Sanh Official… Điều phối các mạng xã hội (Facebook, Youtube, Lotus, Zalo, Gapo …) triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Triển khai thực hiện rà soát, phát hiện và ngăn chặn nhiều trường hợp đăng tải các hình ảnh, video có nội dung xâm hại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.
Nguồn tham khảo:
https://baodansinh.vn/cung-chung-tay-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-20231013070048.htm
----
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111: Tongdai111.vn