• 111
  • lang
  • lang

Cứ 39 giây, TikTok lại hiển thị một video độc hại cho trẻ vị thành niên

Một nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học thuộc Center for Countering Digital Hate (CCDH) thực hiện. Họ tạo ra những tài khoản có thông tin giả, để TikTok coi đó là những tài khoản thuộc về những bạn nhỏ 13 tuổi. Ngay lập tức, những tài khoản TikTok này tràn ngập những đoạn clip ngắn với nội dung vô cùng nguy hiểm: Rối loạn ăn uống, đề cao ngoại hình cá nhân, hay thậm chí chí là những nội dung liên quan đến hội chứng tự hoại thân (NSSI)

Càng ngày, những lời kêu gọi cấm TikTok ở Mỹ càng trở nên rõ ràng, cho dù là chính quyền các bang hay chính bản thân những nhà lập pháp ở đồi Capitol. Những nhà quản lý ở nước này thì cố gắng tìm cách hạn chế ứng dụng này trong những môi trường như trường học, cơ quan thuộc quyền, hay thậm chí là cấm nó trên toàn bộ lãnh thổ của một bang. Những lo sợ đều giống nhau, đó là nguy cơ dữ liệu cá nhân của người Mỹ có thể lọt vào tay của nước khác.

Nhưng nếu là một bậc làm cha làm mẹ, thì quyền riêng tư không thể không lo sợ lớn nhất xoay quanh TikTok.

Nếu nghe kết quả nghiên cứu này thấy quen, thì năm 2021, tờ Wall Street Journal cũng đã có những điều tra độc lập, cho thấy TikTok, hay đúng hơn là thuật toán khuyến nghị nội dung trên MXH này luôn có xu hướng người tiến hành xem tới những nội dung nguy hiểm. Kể từ đó đến nay, TikTok đã có những biện pháp tăng cường quyền kiểm soát nội dung từ phía phụ huynh, cũng như hứa hẹn sẽ điều chỉnh lại thuật toán để cân bằng hơn. Nhưng dựa vào nghiên cứu mới nhất, có vẻ như TikTok vẫn chưa thực hiện lời hứa đó.

Với một thế hệ đang phát triển rất mạnh về mặt hoàn thiện tâm lý, đã có quá nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng, những gì bạn nhỏ xem được trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý. Một bằng chứng dễ thấy nhất là trường hợp những bạn tuổi teen tự có những biểu hiện cử động đột ngột được tạo ra bởi tâm lý (tics) sau khi xem những đoạn clip mô tả những người có triệu chứng của hội chứng Tourette.

Một người phát ngôn ngữ của TikTok nói rằng họ có một nhóm bao gồm 40 nhân sự quản lý nội dung. Vào ba tháng cuối năm 2022, TikTok cho biết họ đã cắt khoảng 85 triệu clip được coi là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Trong số đó, 2,8% số nội dung này nói về chủ đề tự sát, tự hoại và rối loạn ăn uống. TikTok cũng cho biết họ sẽ xem xét những nội dung mà người dùng đánh dấu. Còn những tấm hình trong bài viết này đều là ảnh chụp màn hình chụp từ những clip có nội dung cực kỳ độc hại trên TikTok mà trung tâm CCDH tổng hợp được trong quá trình thực hiện nghiên cứu, mô phỏng lại trải nghiệm MXH của một bạn nhỏ 13 tuổi.

Dưới đây là một ví dụ khác về những nội dung khiến bạn nhỏ tự ti về ngoại hình bản thân, và một nội dung chỉ đến việc tự sát

Hai phần ba tổng dân số từ 13 đến 17 tuổi ở Mỹ sử dụng TikTok và 16% dân số tuổi teen nước này thừa nhận xem TikTok gần như thường xuyên. Đó là số liệu của Pew Research Center. Tần suất xem TikTok là như thế này, kết hợp với chiến thuật kế toán thu cáo nội dung là sự kết hợp cực kỳ nguy hiểm đối với các bạn nhỏ. Gần đây hiệp hội chính hội thần kinh học Hoa Kỳ (APA) đã cập nhật khuyến nghị sử dụng mạng xã hội với độ tuổi  vị thành niên , thêm những lời khuyên đề xuất liên quan đến thuật toán hiển thị nội dung của các dịch vụ trực tuyến.

Tuần trước, APA cho biết các bậc phụ huynh nên kiểm soát việc xem nội dung trên MXH của con mình, cũng như cảnh giác trước khi sử dụng MXH. Họ cũng gửi lời kêu gọi các tập đoàn công nghệ lớn nên cảnh giác trước những  nội dung độc hại , khuyến khích các bạn nhỏ tự làm hại bản thân.

CCDH, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích ngăn chặn việc truyền bá sự thù địch và chống lại thông tin giả mạo trên internet đã thực hiện thí nghiệm “mô phỏng TikTok của trẻ 13 tuổi” vào tháng 8 tuổi, ở các quốc gia gia Mỹ, Anh, Canada và Úc. Trong vòng 30 phút, các nhà nghiên cứu quản lý những tài khoản MXH này nhấn nút pause để tạm thời phát những đoạn clip trên mục For You, có nội dung liên quan tới ngoại hình bản thân và nhiệt tâm thần, rồi nhấn nút trái tim để giải thích đoạn clip đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết, gần như ngay lập tức, TikTok hiện ra những nội dung khác liên quan đến rối loạn ăn uống và tự sát. Trung bình cứ 39 giây, lại có một đoạn clip mới về sự tự ti của bản thân cũng như rối loạn tâm lý xuất hiện trên trang For You của TikTok

Nguồn tham khảo: https://tinhte.vn/thread/cu-39-giay-tiktok-lai-hien-thi-mot-video-doc-hai-cho-tre-vi-thanh-nien.3669697/

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em:  https: //www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111  https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111:  Tongdai111.vn