• 111
  • lang
  • lang

10 kỹ năng trẻ cần biết trước tuổi 13.

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ từ sớm tác động rất lớn đến nhận thức, tâm lý cũng như cuộc sống của trẻ trong tương lai. Những kỹ năng cần thiết dưới đây sẽ giúp trẻ có thể trưởng thành với một tâm lý vững vàng nhất, tạo tiền đề cho cuộc sống lành mạnh, thành công và hạnh phúc sau này.

1. Có trách nhiệm

Từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ đã nên dần dần bồi dưỡng cho trẻ lối sống có trách nhiệm bằng nhiều thói quen nho nhỏ như tự dọn dẹp và cất giữ đồ chơi, giúp việc nhà hàng ngày hay tự chăm sóc một thú cưng nào đó. Cha mẹ nên chỉ ra một cách rõ ràng cho trẻ rằng một số việc thuộc hoàn toàn về trách nhiệm của chúng, chúng phải làm vì đó là việc của chúng chứ không phải vì cha mẹ ép buộc. Đây là tiền đề cho một cuộc sống tự lập, tự do và hạnh phúc.

2. Sống hòa hợp với mọi người

Khi đã học được cách làm việc theo nhóm và biết cách kết hợp với mọi người xung quanh, con bạn sẽ được trang bị một cách tự nhiên nhiều kỹ năng xã hội quan trọng như tôn trọng, khoan dung, kiên nhẫn, thỏa hiệp và giao tiếp khéo léo. Chúng cũng đồng thời phát triển sự tự tin cũng như niềm tin tưởng với người khác, từ đó thêm yêu mến mọi người, mọi vật quanh mình.

3. Biết xin lỗi và tha thứ

 

Chỉ dạy con biết nói lời xin lỗi thôi là chưa đủ. Con trẻ cần biết rằng lời xin lỗi nói ra không phải chỉ là một thủ tục cố định và cứng nhắc. Đó còn là biểu hiện của việc đã nhận ra lỗi lầm của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho chúng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dạy cho con cách tha thứ cho lỗi lầm của những người xung quanh. Chỉ có vậy, chúng mới có thể sống một cách bình yên, thanh thản, không thù hằn hay oán ghét bất kỳ ai.

4. Biết cách lắng nghe và cảm thông với người khác

 

Khi con đã biết đối xử với người khác bằng sự chân thành, tôn trọng, yêu quý, chúng tự nhiên sẽ trở thành một người bạn tuyệt vời, biết lắng nghe để chia sẻ mọi chuyện. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng chúng biết quan tâm đến người khác và dễ dàng thể hiện sự đồng cảm của mình bằng cách tạo ra những cơ hội để chúng thể hiện, chúng sẽ hiểu nhanh hơn và rõ ràng hơn.

5. Biết đối mặt với những cảm xúc của mình

 

Trẻ nhỏ thường không thể xử lý được những cảm xúc mạnh mẽ ập tới một cách đột ngột, không có sự chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp này, ba mẹ nên là những người hướng dẫn kịp thời, dạy con cách đối mặt và vượt qua làn sóng cảm xúc đang cuộn trào đó. Đầu tiên, hãy khiến con cảm thấy việc có những cảm xúc mạnh là điều vô cùng bình thường, biết đối mặt và thừa nhận là bước đầu tiên để con điều khiển được chúng. Sau đó, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc của mình một cách thường xuyên hơn với con và đồng thời chỉ cho con cách chế ngự cảm xúc từ chính ví dụ của mình.

6. Chấp nhận sự thất vọng

 

Ngay từ những năm tháng đầu đời, con trẻ đã có nhiều cơ hội nếm trải sự thất vọng. Để tránh điều này gây ra cho con nhiều suy nghĩ và hành vi tiêu cực, cha mẹ nên dạy trẻ cách đối phó với cảm giác thất vọng ấy sớm nhất có thể. Đầu tiên, hãy lắng nghe và nhìn nhận những điều con phải trải qua, thể hiện cho con biết rằng cha mẹ cũng thấu hiểu điều đó và làm cho con thấy được thất vọng là một cảm giác không thể tránh khỏi, là một phần tất yếu của cuộc sống cần được chấp nhận.

7. Lạc quan, yêu đời và yêu bản thân

 

Những công việc đơn giản như chỉ ra cho trẻ thấy được những mặt tươi sáng, tốt đẹp của mọi thứ hay biết nhìn nhận và đánh giá cao những nỗ lực của bản thân đều sẽ góp phần tạo ra sự lạc quan tự nhiên cho trẻ. Hãy khen ngợi chúng thường xuyên hơn nữa, làm rõ ra được những điểm tốt và trân trọng mọi điểm mạnh sẽ khiến trẻ cảm thấy thêm yêu mến chính bản thân mình hơn.

8. Biết quản lí thời gian

 

Bạn có thể bước đầu dạy cho con cách quản lý thời gian hiệu quả bằng cách hẹn giờ cho mọi hoạt động của con: thức dậy, đi ngủ, học bài, vui chơi… Bạn cũng có thể chỉ dạy con cách lên thời gian biểu và phân bố thời gian một cách hợp lý để đạt được những mục tiêu mà con đề ra trong tuần hay trong tháng.

9. Tự biết bảo vệ bản thân

 

Khi bắt đầu bước chân vào trường học, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp và có khả năng gây tổn thương sâu sắc cho tâm hồn non nớt của trẻ. Những vấn đề này không những không giảm bớt mà còn có khả năng tăng và trầm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho con những kiến thức và kĩ năng cần thiết để tự bảo vệ cho bản thân mình cũng như biết lên tiếng bảo vệ bạn bè xung quanh.

10. Biết cách giải quyết bất đồng

Theo Mai Linh/VTV

 

------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616