• 111
  • lang
  • lang

10 sự thật về mua bán người mà bạn cần biết (phần 2)

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu tiếp về phần 2 của "10 sự thật về mua bán người mà bạn cần biết" được thực hiện bởi Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision). Đây là kết quả của nỗ lực vạch trần sự tàn ác trong mỗi bước mua bán người mà ngành công nghiệp bẩn này đang che giấu.

6. Việc nhận con nuôi cũng đầy rẫy nguy cơ xuất hiện mua bán người

Giữa những báo cáo chưa được xác nhận về mức độ nham hiểm và tinh vi của những nhà chứa xin nhận nuôi trẻ em hay việc mua bán trẻ em để lấy nội tạng, thì việc bắt cóc trẻ em rồi trao cho những gia đình hiếm muộn con cái vẫn là hành vi mua bán người thực tế nhất. Khi những gia đình sống trong nghèo khổ, nghiện ngập, khuynh hướng sử dụng bạo lực, cộng đồng sống du mục, thì kẻ buôn người có thể dễ dàng tiếp cận và đánh chủ ý xấu lên những em bé mới sinh. Những đứa trẻ là kết quả của một vụ cưỡng bức hay người hành nghề mại dâm sẽ dễ bị tổn thương và bị ép buộc phải cho đi nhận nuôi. Cũng có nhiều gia đình lựa chọn bán đứa trẻ này để lấy tiền nuôi đứa trẻ khác. 

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em đã khẳng định rằng, trẻ em đều có quyền được chăm sóc bởi chính cha mẹ ruột của các em. Một đứa trẻ bị xem đang là đang bị mua bán khi những lợi ích về kinh tế được tập trung nhiều hơn những quyền, lợi ích mà trẻ được hưởng thụ trong quá trình nhận nuôi trẻ. Hoặc có những hành động theo luật/ trái luật đã được diễn ra gây hại đến phẩm giá của trẻ. Nếu đứa trẻ được mua từ chính cha mẹ ruột, hoặc được sự đồng ý của cha mẹ ruột do bị lừa hoặc bị áp lực nhất định, thì đứa trẻ sẽ được xem như bị mua bán khi đứa trẻ ấy bị bắt cóc và thay đổi danh tính.

Tuy nhiên, từ những sự thật trên không có nghĩa cá nhân nào nuôi trẻ cũng sẽ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc vô đạo đức như thế. Mà chính hệ thống nhận nuôi tồn tại những điểm tương đồng với hành vi mua bán của một thị trường nhất định, cả về lý thuyết lẫn thực tế. Việc cho phép bán trẻ em hoặc ép buộc trẻ đến một gia đình mới thường xuyên diễn ra trong quy trình nhận nuôi. Thực tế, nhiều chính quyền của những quốc gia tại tiểu vùng sông Mekong đã có những hành động nhằm bảo vệ danh tiếng đất nước khỏi việc liên quan đến những vụ bê bối nhận nuôi trẻ từ/ đến nước khác nhưng với nhu cầu nhận nuôi trong nước, việc nhận con nuôi vẫn có xu hướng ép buộc hoặc nhằm kiếm lợi ích kinh tế.         

7. Tỷ lệ nạn nhân mua bán người bị mua bán lần thứ hai khoảng 20% 

Nạn nhân của mua bán người có thể bị mua đi bán lại nhiều lần. Một trong những nguyên nhân là do nạn nhân khó tái hoà nhập được với xã hội. Khi nạn nhân được trở về quê nhà bởi chính quyền hay bằng bản thân họ, thì cuộc sống sau này có thể khó khăn hơn trước.

Với nhiều nạn nhân, lý do họ phải bỏ quê nhà đi vẫn là cảm giác cần gánh vác trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình. Sau khi bị mua bán, nạn nhân sẽ có những loại tổn thương mới: sợ cộng đồng kỳ thị, trầm cảm, lòng tự trọng giảm, càng lo lắng và sợ hãi. Những cảm giác bất an này sẽ khiến nạn nhân khó hoà nhập, định cư, và nguy cơ bị bán lại gia tăng, nhất là 2 năm đầu sau khi bị mua bán. 

Bên cạnh đó, những tội phạm mua bán người có thể vẫn cố liên lạc với nạn nhân, gia đình nạn nhân và lợi dụng những khó khăn nạn nhân đang phải trải qua để bóc lột và lạm dụng họ một lần nữa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp nạn nhân tin rằng họ vẫn đang mắc nợ tiền từ những kẻ mua bán người. Những nạn nhân nữ của hành vi bắt cóc mại dâm khi quay lại với cuộc sống bình thường sẽ phải đối mặt với dị nghị, kỳ thị về quá khứ không may của họ. Và bọn tội phạm mua bán người sẽ đánh vào điểm yếu này của nạn nhân để tách nạn nhân ra khỏi gia đình, cộng đồng, khiến họ dễ bị tổn thương hơn.

Từ những nguyên nhân trên mà nhiều ngôi nhà cộng đồng dành cho các trẻ em gái và phụ nữ, đã được thành lập bởi các tổ chức phi chính phủ, cơ quan chính quyền. Tại đây, họ sẽ được tham gia chương trình tái hoà nhập cộng đồng, được đào tạo nghề, học các kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, tìm lại sự tự tin mà không phải mắc kẹt trong quá khứ.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là giải pháp hiệu quả để giúp các nạn nhân của tội phạm buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng. (Ảnh M.H, baodantoc.vn)

8. Trẻ em trai, đàn ông cũng bị mua bán 

Những tổn thương cho trẻ em trai và nam giới ít khi được chú ý và giải quyết trong các nỗ lực phòng chống mua bán người trong quá khứ. Và vẫn tồn tại sự hiểu lầm rằng nam giới đang chủ động di cư, chỉ có trẻ em gái và phụ nữ đang bị mua bán.

Có quá ít nghiên cứu và tìm hiểu về hình thức mua bán người có thể ảnh hưởng đến nam giới. Có những điều luật đã được thay đổi trong khu vực để có thể nhận diện trẻ em trai và lao động nam đi di cư lao động đang bị đẩy vào trường hợp bóc lột lao động trái với mong muốn của họ

Cơ chế đẩy trẻ em trai và lao động vào cảnh bị lạm dụng sức lao động, làm những công việc đi ngược lại mong muốn của họ, vẫn đang là một chủ đề được nhiều chuyên gia quan tâm để có thể phân tích và ngăn chặn hiện trạng này tiếp tục diễn ra. 

Nhiều người cha, người chồng, người con trai đã chủ động rời gia đình, quê hương để đi tìm kiếm các công việc ngắn hạn ở vùng khác, đất nước khác. Nhân cơ hội này, nhiều kẻ môi giới đã đứng ra tuyển dụng và đưa người lao động đến với những cơ hội việc làm rủi ro cao, lương thấp nhưng hợp pháp. Ngoài ra, việc vượt biên bất hợp pháp khi chấp nhận làm việc tại đất nước khác càng tăng thêm mức độ dễ tổn thương của lao động nam. Họ bị cô lập bởi chính nơi làm việc, không được phép trở về quê hương. Như câu chuyện một số lao động nam phải làm việc trên thuyền đánh cá trên 12 tiếng/ ngày, bị đe doạ và bị giám sát 24/7. Cơ hội bỏ trốn rất ít khi những chiếc thuyền đánh cá hiếm khi cập bến. Hoặc trường hợp các trẻ em nam bị bán đến nhà chứa và phải hoạt động mại dâm, một chủ đề gặp phải sự kỳ thị, định kiến và lơ là của cộng đồng.

Ảnh: IOM

Emily Shullaw for Wisconsin Watch

9. Những người khuyết tật là mục tiêu ưa thích của tội phạm mua bán người

Người khuyết tật là nhóm người dễ gây sự chú ý với kẻ xấu, đặc biệt là tội phạm mua bán người với mục đích kiếm tiền từ việc ăn xin và mại dâm. Do nhóm người khuyết tật thường thiếu sự quan tâm của gia đình, hoặc bị kỳ thị trong nhiều nền văn hoá, dẫn đến trường hợp nhiều gia đình cố tình để người khuyết tật vào tình trạng dễ bị tổn thương, xâm hại và lạm dụng để có thể giảm bớt trách nhiệm nuôi dưỡng. 

Người khuyết tật bị lừa bán để làm công việc ăn xin khá nhiều, do họ có thể khơi dậy lòng trắc ẩn từ người qua đường. Cụ thể hơn, những đứa trẻ có hình hài dị dạng bẩm sinh sẽ được những kẻ chăn dắt ưa thích. Do đó những tên môi giới càng tìm kiếm và mua bán trẻ khuyết tật để phục vụ nhu cầu kiếm tiền bẩn của chúng. Những đứa trẻ này sẽ bị kiểm soát chặt chẽ bằng mạng lưới chăn dắt đường phố và khó có cơ hội trốn thoát.

10. Không có nhận dạng cố định nào về tội phạm mua bán người

Khu vực tiểu vùng sông Mekong có nét đặc trưng là hình thành từ nhiều mạng lưới nhỏ, nơi nhóm tội phạm mua bán người thường sử dụng các thủ đoạn cơ bản mà hiệu quả để lợi dụng người khác mỗi khi có cơ hội. Chúng thường hỗ trợ nhau bằng mạng lưới quan hệ không bền chặt, thường hoạt động riêng lẻ, theo dạng tự tổ chức tự điều hành.

Việc nhận dạng và phân tích nhóm tội phạm này không dễ dàng. Họ thường lôi kéo những người quen biết nạn nhân mục tiêu để tăng uy tín cho bản thân khi đang dụ dỗ nạn nhân. UNICEF Việt Nam cho biết khoảng 41% trẻ em hành nghề mại dâm đã được dẫn dắt vào nghề bởi bạn bè hoặc người quen. Tuy nhiên, nhóm tội phạm mua bán người cũng có thể là những người hoàn toàn xa lạ đang cố gắng thuyết phục người lao động di cư bất hợp pháp bằng những công việc lương cao đang chờ đợi ở nước ngoài. Hoặc những băng nhóm bắt cóc với đối tượng nhắm đến là trẻ sơ sinh và trẻ em.

Hồ sơ nhận dạng tội phạm mua bán người rất đa dạng. Càng có nhiều cách lạm dụng con người, càng có nhiều hồ sơ tội phạm khác nhau. Những kẻ buôn người đến từ mọi tầng lớp trong xã hội và bất kể giới tính. Đáng buồn hơn, nhiều nạn nhân của mua bán trẻ em bị chính cha mẹ, người thân trong gia đình bán hoặc để mặc các em bị bóc lột, lạm dụng bằng. Lý do của những hành động này đến từ sự thiếu hiểu biết hoặc vô tâm của người lớn trước những nguy cơ trẻ có thể gặp phải khi sống xa cha mẹ, gia đình. Những trường hợp như trên không nên được xem là hành vi bình thường của bất kỳ nền văn hoá nào đang tồn tại. 


Dù đói nghèo hay thiếu hiểu biết có thể trở thành lý do để con người trở nên dễ tổn thương, nhưng chính tình trạng dễ bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến nạn mua bán người, chứ không phải nghèo đói hay thiếu hiểu biết. 10 sự thật được đề cập đã nhấn mạnh rằng nếu tăng cuờng sự quan tâm, bảo vệ ở những cấp độ sau có thể tạo ra sự thay đổi rõ ràng nhất: trong gia đình, trong cộng đồng và trong cấp quản lý. Đồng thời, 10 sự thật kể trên cũng cho ta thấy rõ ràng hơn về những nạn nhân mục tiêu, những chiêu trò, xu hướng của mua bán người, đặc biệt là những kẻ tham gia, được lợi và các tổ chức luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nạn nhân.

-----------------

Nguồn tham khảo

https://www.wvi.org/sites/default/files/10Things_0_1.pdf 

https://baodantoc.vn/tuong-lai-nao-cho-nan-nhan-cua-toi-pham-mua-ban-nguoi-3402.htm

-----------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616