• 111
  • lang
  • lang

5 cách cha mẹ có thể hoá giải hành vi thiếu lễ phép từ trẻ

Nếu con trẻ trong gia đình thường có những lời đáp trẻ như "sao cũng được cha/mẹ à" với lời nhắc nhở trẻ làm bài tập, dọn giường, dọn chén dĩa sau khi ăn xong và cũng không thực hiện, các trẻ đang ở mức độ nhẹ của chuỗi hành vi "thiếu tôn trọng". Ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ được biểu hiện ra bằng những chuỗi hành vi như "bôi nhọ, xem thường nguyên tắc, sự tấn công thân thể". Dù con trẻ trong gia đình đang thuộc mức độ "thiếu tôn trọng"  nào, dù nặng hay nhẹ, việc cha mẹ phải thẳng thắn xác nhận và nắm bắt được vấn đề là cực kỳ quan trọng trước khi mọi thứ trở nên tệ hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ thể hiện những hành vi thiếu tôn trọng đến cha mẹ và người thân trong gia đình sẽ thường có xu hướng trở thành những người trưởng thành thô lỗ.

Cho dù cha mẹ, người lớn trong gia đình có sốt sắng bào chữa cho những hành vi thiếu lễ phép đó bằng những cớ như "Trẻ con thôi mà", "Nó còn nhỏ nó chưa biết gì", thì chính việc phủ nhận này đang làm hại con trẻ trong gia đình. Trẻ con cần phải được học cách hành xử xã hội đúng đắn, thể hiện sự tôn trọng với người khác thì các con mới có thể phát triển những mối quan hệ tốt với bạn bè, với chính quyền và với các thành viên trong gia đình. Do đó, khi trẻ thể hiện sự thiếu tôn trọng với bất kỳ ai, đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được học những kỹ năng giao tiếp xã hội phù hợp để kiểm soát cơn giận dữ, đối mặt với sự lo lắng, căng thẳng và giao tiếp hiệu quả hơn. Cha mẹ và người lớn trong gia đình có thể thử một số cách sau con trẻ hành xử thiếu lễ phép.

Hình ảnh Verywell / Nusha Ashjaee 

1. Làm lơ hành vi tìm kiếm sự chú ý của trẻ 
Hãy làm lơ một cách có lựa chọn trước một số hành vi thiếu tôn trọng đặc thù của trẻ để tập trung vào những hệ quả mà trẻ có thể sẽ phải hứng chịu nếu không nghe lời cha mẹ, hoặc nếu nhiệm vụ cha mẹ giao không được hoàn thành.

Sau khi cả hai đều bình tĩnh, cha mẹ hãy đặt câu hỏi để trẻ có thể nhận ra những lúc giận dữ hoặc bất bình, trẻ thường hành xử thiếu tôn trọng như thế nào? Đồng thời, cha mẹ hãy dẫn dắt trẻ một cách bình tĩnh, chân thành khi thảo luận về những hệ quả của việc hành xử thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng, trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi bị người khác đối xử như vậy? Hoặc trẻ sẽ cảm thấy gì khi chứng kiến người khác đối xử với cha mẹ như thế? Hãy giúp trẻ hiểu rõ hơn những kết quả không tốt đẹp có thể xảy ra khi bất kỳ ai thực hiện những hành vi không có nguyên tắc như thế. 

Cha mẹ hãy lưu ý, rất nhiều mối quan hệ phụ huynh - con cái ngày càng căng thẳng do thiếu đi sự kết nối chân thành, ý nghĩa và tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, để con trẻ tôn trọng cha mẹ, hãy làm tấm gương cho con trong mối quan hệ với các thành viên khác và các mối quan hệ xã hội.

2. Treo giải thưởng
Như có đề cập trong những bài viết trước, khi cha mẹ cho con trẻ biết với những hành vi đúng đắn, lễ phép, các con sẽ được khen ngợi và có phần thưởng, việc này sẽ giúp trẻ buộc bản thân cư xử phải phép, tuân thủ theo các quy tắc được đề ra. Tương tự, khi trẻ có những hành vi chưa đúng, hãy cho trẻ biết nếu trẻ cư xử lịch sự hơn, thái độ tử tế hơn, trẻ sẽ nhận được các kết quả tích cực.

3. Sử dụng mẫu câu "Khi mà con...thì cha/ mẹ sẽ..." để trả lời trẻ

Cha mẹ hãy thử đưa những yêu cầu của mình theo một hướng tích cực bằng cách sử dụng cách nói "Khi mà con...thì cha/ mẹ sẽ...". Khi sử dụng mẫu câu này tức là cha mẹ đang cho con biết sự lựa chọn đúng đắn và kết quả của nó, cũng là một cách cho con trẻ cơ hội để ra lựa chọn chính xác. Đồng thời cha mẹ hãy đảm bảo

4. Hãy áp dụng hình phạt ngay lập tức
Những hành vi cực kỳ thiếu tôn trọng, vô lễ cần được xử phạt ngay lập tức. Hãy cân nhắc độ tuổi và mức độ nghiêm trọng từ hành vi của trẻ để xác định hình phạt dành cho trẻ. Ví dụ khi con trẻ tầm 6 tuổi đang la hét một cách giận dữ vào mặt cha mẹ, hãy lập tức giải thích với trẻ rằng cách hành xử vừa rồi hoàn toàn sai, và cho con cơ hội sửa chữa. Một góc yên tĩnh trong nhà có thể là nơi thích hợp để phạt trẻ.

Với trẻ ở độ tuổi 13-16 tuổi, nếu các con quay đi khi bạn bảo các con không được rời đi, hoặc các con nặng lời với cha mẹ, hãy ngay lập tức cho biết giới hạn và nguyên tắc trong gia đình: con trẻ không được vô lễ, thiếu tôn trọng với cha mẹ, không được sử dụng từ ngữ gây tổn thương đến nhau, cho các con một cơ hội khác để sửa sai và đối mặt với sự căng thẳng.

Nhiều hành vi sai có khả năng uốn nắn lại được nếu như trẻ được hướng dẫn, được quan tâm đúng cách. Các biện pháp này không phải nhắm đến việc trừng phạt trẻ, mà thay vào đó là nhấn mạnh sự kết nối chân thành, những bài học, kĩ năng xã hội bổ ích nhằm duy trì mối quan hệ cha mẹ-con cái tích cực, lành mạnh.

5. Quy tắc bồi thường, bù đắp
Nếu con trẻ hành xử thiếu lễ phép, không tử tế với anh chị em, bạn bè hoặc người xung quanh, hãy quy định với trẻ rằng con sẽ phải thực hiện một hành động để bù đắp lỗi con đã gây ra. Ví dụ, con trẻ đánh anh/ em, con sẽ phải làm việc nhà thay anh/em. Hoặc khi con làm vỡ đồ, ném đồ đạc khi giận dữ, con sẽ phải sửa lại hoặc tự trả chi phí sửa chữa. Cha mẹ nên cho con biết rằng việc nói "Xin lỗi" không phải lúc nào cũng là cách giải quyết tốt nhất. Thay vào đó, người phạm lỗi có thể dùng các hành vi khác để bù đắp, bồi thường cho lối hành xử sai, thiếu tôn trọng trước đây của mình.

Trong quá trình tìm kiếm cách hoá giải những thiếu lễ phép ở trẻ, hãy chấp nhận sẽ có những ngày trẻ ngoan, vâng lời, và cũng có những ngày trẻ lặp lại cách hành xử thiếu tôn trọng dù cha mẹ đã nhắc nhở. Do đó, việc duy trì kỷ luật và các biện pháp hoá giải trong thời gian dài rất quan trọng. Hãy cho trẻ biết cha mẹ khuyến khích những hành vi đúng, và cần chú ý những hành vi nào cần phải sửa chữa, thay đổi.

Quan trọng nhất, cha mẹ phải là tấm gương cho các con. Vì mỗi khi cha mẹ tương tác với người xung quanh, người trong gia đình, trẻ sẽ học được nhiều thứ từ cách cha mẹ đối xử tôn trọng, tử tế.

-------------
Nguồn tham khảo: 
https://www.verywellfamily.com/ways-to-deal-with-disrespectful-children-1094948

-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616