Hãy thử tưởng tượng, liệu có một ngày, khi bạn đến chỗ làm (nhà máy, công xưởng, trang trại, v.v), đang chuẩn bị thực hiện các công việc thường ngày, bỗng nhiên cấp trên/ quản lý đến và báo rằng bạn sẽ không được nhận lương khi làm việc nữa. Bạn cảm thấy bất ngờ, và có thể nghĩ đến việc bỏ công việc này, nghỉ làm. Nhưng khi nghe bạn nói như vậy, họ trả lời rằng bạn không thể nghỉ làm do họ đang sở hữu bạn và có quyền quyết định khi nào thì bạn mới được ngưng làm việc?
Điều này nghe thật kinh khủng và không thể nào xảy ra trong cuộc sống thật? Nhưng nó đã xảy ra trong nhiều ngành nghề khác nhau, không giới hạn ở bất cứ quốc gia hay khu vực nào. Đây được gọi là hành vi cưỡng bức lao động. Hành vi này gây ảnh hưởng cho bất cứ ai, dù là người lớn hay trẻ em, nam hay nữ lao động. Những người dễ bị tổn thương thường sẽ bị rơi vào hoàn cảnh cưỡng bức lao động: một vòng tuần hoàn khi họ bị buộc phải làm việc, không được trả lương tử tế, không có sự bảo vệ thích hợp từ công ty, có thể thường xuyên bị bóc lột và bạo lực bởi chủ sử dụng lao động.
Hiện có khoảng 24 triệu người bị bóc lột sức lao động, phải làm việc trong môi trường tù túng, và họ nhận được phần tiền lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống. Trong năm 2016, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO ước tính có hơn 40 triệu người lao động trên toàn thế giới đang rơi vào tình trạng "nô lệ thời hiện đại", với khoảng một nửa số người là nạn nhân của cưỡng bức lao động, thường rơi vào các ngành nghề sau: nông nghiệp, giúp việc, sản xuất, giải trí, nhà hàng khách sạn.
Mời theo dõi phần tiếp theo.
----------
Nguồn tham khảo:
https://www.dressember.org/blog/top-5-industries-using-forced-labor
-----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616