• 111
  • lang
  • lang

6 khuyến cáo phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo.

Ảnh minh họa

Bệnh đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo.

Hiện vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu cho đậu mùa khỉ, cộng với bối cảnh di chuyển thuận tiện giữa các quốc gia sau "mở cửa" khiến bệnh có khả năng lan nhanh. Do đó, biện pháp đối phó được khuyến cáo hiện nay là điều trị triệu chứng để phòng ngừa biến chứng (với những người đã mắc bệnh), đồng thời chủ động thực hiện một số biện pháp phòng chống được Bộ Y tế đưa ra như:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó vệ sinh tay bằng những dung dịch chuyên dụng.

- Thường xuyên rửa tay với nước rửa tay sạch khuẩn dưới vòi nước chảy trong 30 giây, hoặc vệ sinh tay với dung dịch rửa tay khô trong 15 giây vào những thời điểm quan trọng như: Trước và sau khi nấu ăn, ăn uống; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác…

- Chủ động tự cách ly khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm những triệu chứng nghi ngờ khác. 

- Chủ động liên hệ với nhân viên y tế để được theo dõi và tư vấn kịp thời khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm những triệu chứng nghi ngờ khác. Tiếp đó, chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục

- Tránh tiếp xúc với người bệnh cũng như những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng, đồ dùng… bị nhiễm mầm bệnh. Không được tự ý điều trị khi nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Khi đến các quốc gia đang lưu hành bệnh, cần tránh tiếp xúc với những loài động vật có vú như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng… Khi quay trở về Việt Nam, cần chủ động khai báo với cơ quan y tế để được tư vấn

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe…

- Đối với các bệnh truyền nhiễm mới như đậu mùa khỉ, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương cần tích cực theo dõi tình hình dịch bệnh trên thế giới để xây dựng các phương án, kịch bản nhằm chủ động đáp ứng, phát hiện sớm các trường hợp bệnh.

Trong đó, việc ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu đối với bệnh đậu mùa khỉ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC).

 

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616