• 111
  • lang
  • lang

7 nguyên tắc an toàn chung cho mọi trẻ em.

Luật Trẻ em của VIệt Nam qui định trẻ em là người từ 16 tuổi trở xuống. Bất cứ trẻ em nào cũng có thể rơi vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn. 7 nguyên tắc sau đây mọi trẻ em cần ghi nhớ để giữ cho mình được an toàn.

1. Hãy GHI NHỚ tên, địa chỉ gia đình, tên cha mẹ, số điện thoại của bố mẹ, người thân tin cậy (ông, bà, anh, chị...)

2. LUÔN HỎI Ý KIẾN cha mẹ hoặc người chăm sóc mình mỗi khi bạn định đi đâu đó ra khỏi nhà, nói với họ bạn đi đâu, đi bao lâu, đi với ai, đến chỗ nào, bao giờ thì bạn có thể quay về nhà.

3. LUÔN HỎI Ý KIẾN cha mẹ hoặc người chăm sóc bạn về việc nhận bất cứ món quà nào từ người khác kể cả người quen biết.

4. KHÔNG BAO GIỜ ĐI ĐÂU MỘT MÌNH KỂ kể cả đi chơi.

5. Luôn cương quyết NÓI KHÔNG mỗi khi có người nào đó động chạm hay đối xử với bạn theo cách mà bạn thấy lo sợ, không thoải mái hay bối rối.

6. Hãy tin vào cảm xúc, linh cảm của mình. Tuân thủ nguyên tắc: "NÓI KHÔNG, BỎ ĐI, KỂ LẠI" và KỂ LẠI cho tới khi được giúp đỡ nếu bạn thấy sự an toàn của mình bị đe dọa.

7. Ghi nhớ số điện thoại 111 - Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho trẻ em; tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

---

Nguồn tham khảo: World Vision Việt Nam

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616