Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dù diện bao phủ an sinh xã hội trên toàn giới đã được mở rộng ở mức chưa từng có trong thời kỳ khủng hoảng COVID-19, nhưng vẫn còn hơn 4 tỷ người trên thế giới hoàn toàn chưa được bảo vệ.
Phát hiện của báo cáo cho thấy việc ứng phó với đại dịch không đồng đều và không đầy đủ, dẫn tới làm gia tăng khoảng cách giữa các nước có thu nhập cao và các nước có thu nhập thấp và không đủ khả năng đảm bảo an sinh xã hội cần thiết mà tất cả mọi người xứng đáng được hưởng.
Từ năm 2018, trong một phiên thảo luận về chủ đề "Tự do dịch chuyển lao động tại các nước ASEAN và các nước đang phát triển” diễn ra tại Việt Nam, các chuyên gia chính sách đã lên tiếng và đề cập đến chế độ An sinh xã hội (ASXH) cho người lao động di cư cần. Các chính sách mới nên được thực hiện với những giải pháp mới để thay đổi nhận thức, bảo đảm quyền lợi cho đối tượng lao động di cư: chế độ, hiệp định ASXH giữa các quốc gia, các thoả thuận song phương, đa phương về bảo vệ lao động di cư.
Việc xây dựng các chính sách ASXH cho lao động di cư là một yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, chính đáng và có thể thực hiện được qua các hiệp định song phương, đa phương về ASXH cũng như sự nỗ lực của mỗi quốc gia.
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Lộc (Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội) chỉ ra: Sau đại dịch tất cả chúng ta đều gặp khó khăn và người di dân càng khó khăn hơn. Giữa tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc hỗ trợ nhóm có đời sống bấp bênh nhất là lao động phi chính thức, người di cư, diễn khó khăn hơn rất nhiều do không thể đảm bảo các quy trình thủ tục, hồ sơ xác minh mà cơ quan quản lý đặt ra. Đối với các nhóm lao động di cư, đây là nhóm sống bấp bênh nhất và cũng không có mối quan hệ chặt chẽ với các thiết chế cộng đồng tại cả nơi đi và nơi đến.
Để kết thúc, xin được phép trích một số ý kiến của ông André Gama, phụ trách chương trình về An sinh xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, có bài bình luận về tình hình an sinh xã hội nói chung và tại Việt Nam nói riêng:
- Tại Việt Nam, cũng như ở quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ lao động phi chính thức trong lực lượng lao động ở mức cao (71%, bao gồm cả lao động trong ngành nông nghiệp) đặt ra một thách thức lớn khi thiết kế và thực hiện các gói hỗ trợ liên quan đến COVID-19.
- Dĩ nhiên là các chương trình mang tính đại chúng, toàn dân, có những mặt trái. Cụ thể là các chương trình này thường tốn kém hơn cách tiếp cận mục tiêu. Do đó, chúng ta có thể tính đến phương án nằm ở giữa các chương trình dành cho toàn dân và các chương trình hướng tới các nhóm đối tượng hẹp.
- ILO tin rằng các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đang đi đúng hướng, và chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai chương trình ngay cả khi làn sóng COVID-19 hiện tại vẫn đang diễn tiến phức tạp.
- Chúng ta cần nhớ rằng quá trình vượt qua những dòng nước xiết ấy cũng đồng thời mở ra những cơ hội quan trọng. Nhiều chính phủ trên thế giới hiện nay đang mở rộng cánh cửa đăng ký để người lao động phi chính thức có thể tham gia bảo hiểm xã hội bằng cách miễn giảm đóng góp và cho họ được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ COVID-19 nhất định. Nếu Việt Nam có thể áp dụng một sáng kiến tương tự, điều đó sẽ trở thành một thành tố quan trọng bổ sung cho các nỗ lực hiện tại để đạt được các mục tiêu che phủ bảo hiểm xã hội đặt ra trong Nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018 (về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân).
---------
Nguồn tham khảo:
https://nhandan.vn/bhxh-va-cuoc-song/lao-dong-di-cu-va-nhung-thach-thuc-ve-an-sinh-xa-hoi-335659
https://tuoitre.vn/lao-dong-di-cu-viet-nam-dang-chiu-muc-phi-cao-nhat-20201023171937127.htm
----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061