• 111
  • lang
  • lang

Ba quy tắc khi nói chuyện với trẻ trong giai đoạn trẻ đang phát triển ngôn ngữ.

1. Nói câu ngắn đi

2. Hỏi trẻ ít hơn

3. Thể hiện ra điều bạn muốn nói

Tại sao ba qui tắc này lại quan trọng?

Giống như ta mới học ngoại ngữ và đi du lịch đến một nơi không có hướng dẫn viên. Nó sẽ có ích nếu người địa phương dùng những câu ngắn, không đặt nhiều câu hỏi mà bạn không thể trả lời, và nếu họ thể hiện điều họ muốn nói.

Cùng phân tích ba quy tắc trên như sau:

1, Nói câu ngắn đi: bạn có thể truyền đạt cùng những ý tưởng đó mà dùng ít từ hơn.

Ví dụ: " Candy ơi, mẹ không còn tay nào để cầm nữa, con có thể giúp mẹ mang chỗ quần áo này lên gác được không?”

- THAY THẾ BẰNG: "Candy (đặt đống quần áo vào tay cháu), giúp mẹ nào, mang lên gác nhé (chỉ đường cho con thấy).”

Theo kinh nghiệm của tôi: chỉ nên dùng những câu dài hơn 1 đến 3 chữ so với những câu trẻ nói được.

Lưu ý: qui tắc này không áp dụng với lời thoại cố định, là những cụm từ ngắn mà bạn luôn nói cố định như vậy và trẻ hiểu được.

2, Hỏi trẻ ít câu hỏi đi

Hầu hết mọi bố mẹ hay người chăm sóc trẻ mà tôi gặp đều hỏi trẻ quá nhiều. Hầu hết mọi người đều đặt câu hỏi như một cách dạy từ mới:

“Đây là màu gì?”

“Con bò kêu thế nào?”

“Có bao nhiêu con thú?”

Hỏi và tự trả lời là cách thông thường để tương tác với em bé. Bố mẹ trên khắp thế giới đều làm vậy. Nhưng, khi trẻ lớn hơn, và khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ đã khá nhiều hơn mà trẻ vẫn chưa diễn đạt được nhiều, trẻ sẽ có cảm giác như thể mình đang bị kiểm tra mà mình lại không nói lại được. Đặt câu hỏi là một cách kiểm tra từ vựng của trẻ nhưng đó không phải cách tốt để dạy trẻ từ mới.

Dùng từ mới theo những cách thú vị và có ý nghĩa là cách tốt để dạy từ vựng. Hỏi những câu trẻ không thể trả lời không phải là cách tốt để dạy từ vựng cho trẻ. Người lớn có thể hỏi trẻ như là một cách để bắt đầu cuộc trò chuyện.

“Con mấy tuổi rồi?”

“Con học trường nào?”

“Con mua cái váy xinh xắn này ở đâu vậy?”

Hỏi là một cách tuyệt vời để bắt đầu cuộc trò chuyện với những đứa trẻ có kĩ năng ngôn ngữ tốt, nhưng đó không phải cách tốt để bắt đầu cuộc trò chuyện nếu đứa trẻ không có kĩ năng ngôn ngữ tốt bởi vì trẻ không thể trả lời câu hỏi và cháu có thể cảm thấy như vậy thật tệ.

Nếu bạn muốn hỏi, thì hãy hỏi những câu thực sự: trong một cuộc trò chuyện bình thường hàng ngày, chỉ hỏi trẻ nếu trẻ biết câu trả lời mà bạn không biết. “Con muốn uống nước ép hay sữa?” là một câu hỏi thực sự. “Màu gì đây?” là một bài kiểm tra nho nhỏ bởi vì bạn đã biết đó là màu gì. Hãy tránh những câu hỏi dạng kiểm tra như vậy. Nhiều trò chơi với các đồ vật, con vật,... để dạy con học ngôn ngữ. Hãy học chơi những trò này và bạn sẽ thấy có nhiều cách tốt hơn nhiều để dạy trẻ từ mới.

- Ví dụ: quả gì đây?/ cái gì đây/ mầu gì đây?

- Thay thế bằng các trò chơi, bài hát và cùng con miêu tả các đồ vật, như trò: tìm đồ trong hộp, hát về các con vật và minh hoạ bằng cử chỉ điệu bộ....

3, Thể hiện ra ý bạn muốn nói

Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ thường quan sát cẩn thận xem người khác đang làm gì – ít nhất là khi trẻ quan tâm. Nếu bạn sắp sửa cho trẻ thấy điều gì đó, bạn có thể nói “Nhìn này!” Bạn nên nói “Hãy nhìn này! Bố/mẹ sẽ cho con thấy” một cách thường xuyên để con bạn chuẩn bị sẵn sàng khi bạn sắp sửa nói và quan sát bạn sẽ làm gì tiếp theo. Hãy dạy trẻ quan sát lúc bạn bảo bé nhìn bằng cách làm những điều thú vị sau khi bạn nói ra câu đó.

Bạn cũng có thể thể hiện một cách đơn giản ý nghĩa của những lời bạn nói về việc mình đang làm.

Ví dụ như “Đây là nước ép, mẹ sẽ rót nước ép ra. Chỉ một chút thôi. Không nhiều lắm đâu. Ồ! Con muốn thêm. Con có thể nói “Thêm nước ép nữa”. Mẹ sẽ rót thêm một chút nước ép nữa. Thêm nữa à? Con khát nước lắm phải không! Mẹ sẽ rót NHIỀU nước ép nhé!”

Chiến lược này được gọi là Nói đi đôi với làm. Đó là lúc bạn nói về việc bạn đang làm trong khi bạn đang thực hiện việc đó.

Nguồn tham khảo:

- sách: Tâm lý học phát triển

- web: Nuôi con rối loạn phát triển

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616