Bạn cho con 1 đồng để bé mua chiếc cần câu câu cá. Hay là, bạn cho bé 3 đồng để mua 1 giỏ cá?
Khi hỏi câu hỏi này, tôi biết rằng: Nhiều cha mẹ sẽ nói rằng "Tôi sẽ cho con cần câu chứ, giỏ cả nó lười nhát làm việc thì sao, ..."
Nhưng liệu thật sự bạn đang cho "Cần câu" đúng nghĩa? Đâu đó cuộc gặp gỡ trò chuyện của các ông bố bà mẹ, thường nói chuyện với nhau như: "Nó giàu từ trong trứng rồi, cha mẹ nó có cả đống tài sản kếch xù, không làm cũng có cái ăn mấy đời". Hoặc cách suy nghĩ và lo cho con vẫn nằm trong tư tưởng nhiều cha mẹ như: Ráng làm cật lực kiếm tiền để lo cho nó đi học trường điểm, cho đi học nước ngoài, lo cưới vợ gả chồng, lo cho cả gia đình nó. Nuôi con như kiểu nuôi cá trong bè, các bé chỉ nhìn thế giới qua mắc lưới nhỏ xíu và được bảo vệ trong mắc lưới đó, khi mắc lưới bị đứt to ra, nước tràn vào, trẻ phải bơi ra biển lớn, trẻ lại kiệt sức vì không ai bảo vệ nữa. Thực tế, tôi biết rất nhiều người lo như vậy. Cái vòng "lo" lẩn quẩn đó liệu có phải là "cần câu" mà bạn nói.
Cách mà chúng ta "trao cần câu" cho trẻ
Cần câu tốt không nằm ở việc đi mua ở cửa hiệu nào tốt, mà nằm ở nguyên vật liệu nào làm ra nó, có tốt hay xấu. Trao cần câu cho con như trao tình cảm và sự thông thái của cha mẹ.
Hãy ngừng suy nghĩ "làm tất cả để có tiền cho con sống sung túc, thoải mái và vinh danh với đời", mà hãy suy nghĩ làm sao dạy con cách sống tốt, dạy con biết cách kiềm tiền tạo ra của cải vật chất, dạy con cách sử dụng và phát triển nó. Đây mới thật sự là gia tài quý giá mà bạn dành cho con của mình
Hãy đừng bắt buộc hoặc "lo chạy thầy cô" cho con vào học trường điểm, trường chọn làm gì, Hãy hỏi con của bạn: Con thích học ngành gì, đừng suy nghĩ cha mẹ làm ngành Y, học ngành y sau này ra xin việc làm dễ, dễ tạo thân thế. Sao không cho trẻ tự đi kiếm việc nhỉ?
Đừng gieo vào đầu trẻ con nhưng khái niệm đại loại như vậy: "Cha mẹ nó giàu, sẽ không cần học gì", "cha mẹ giàu rồi lo cho con tất cả", "học ngành này đi, ba mẹ kiếm việc cho con"
Tại sao bạn không trao "cần câu" để giúp bé hiểu đồng tiền là do lao động kiếm được. Tôi biết các bạn hiểu, nhưng chưa dám làm. Vậy bây giờ hãy làm! Đây là ví dụ cho 2 suy nghĩ trong cách trao cần câu cho con quản lý doanh nghiệp:
Suy nghĩ của nhiều cha mẹ: Gia đình đã có cơ ngơi, con chỉ cần học cách quản lý thôi, về làm cho cha mẹ là được. Nhưng bạn cũng đừng ngạc nhiên, nhiều trẻ lớn lên trong suy nghĩ "cật lực trước sướng cho con" lại ỷ lại và không chịu học gì, làm gì cũng hỏi đúng hay sai. Vậy khi bạn già đi, liệu bạn có thể an tâm giao cho con quản lý khối tài sản và doanh nghiệp của mình? Tôi tin chắc rằng bạn cũng sẽ giao tất cả cho bé, nhưng bạn sẽ luôn lo lắng cho đến khi rời xa mãi cuộc sống này. Và liệu bé có giữ được doanh nghiệp của bạn không?
Cũng là muốn cho con quản lý doanh nghiệp của mình, cha mẹ suy nghĩ tiến bộ sẽ làm như sau: Thay vì, cho con mọi thứ. Cha mẹ này chỉ cho bé biết là doanh nghiệp là do chính tay cha mẹ làm cật lực để gây dựng nên và nó đang thành công. Cha mẹ sẽ tạo điều kiện cho con đi học, nhưng con phải tự kiếm tiền và tự tạo doanh nghiệp của con. Điều bạn không ngờ, đứa trẻ này sẽ tạo ra doanh nghiệp của riêng bé (dù là nhỏ hơn bạn rất nhiều lần), nhưng tôi tin chắc rằng: Khi bạn rời xa cuộc sống, bạn sẽ hài lòng và an tâm. Đứa trẻ này sẽ biết cách quản lý và kế thừa công ty bạn. Và sự nghiệp của bạn mới thật sự được kế thừa và phát triển.
Trong nghiên cứu dài về sự thành công của con trẻ, Gs.Penny, Viện Westbrook, Anh Quốc đã từng nhận định: Bạn không biết trẻ con sáng tạo như thế nào đâu! Đừng áp đặt hoặc vẽ sẵn đường cho bé đi. Hãy cho bé đôi giày đầu tiên, chiếc ba lô trống và áo khoát ấm. Rồi, phần còn lại là cho bé tự mua đôi giầy thứ 2, tự bé bỏ đồ vào ba lô và trẻ cũng sẽ biết khi nào cần cởi áo khoát khi trời không còn lạnh nữa.
Làm cha mẹ không dễ:
Làm cha mẹ là thiên chức thiêng liêng. Nhưng làm cha mẹ cũng mang nhiều gánh nặng vì chính các bạn là người định hướng cho con bạn phát triển như thế nào.
Rất nhiều người nổi tiếng tôi biết và gặp đều có gia đình giàu có, nhưng họ được dạy cách sống và tạo ra của cải từ lao động. Họ đã thành công.
Bạn của tôi là một ví dụ. Cha mẹ bạn ấy là một tỷ phú có chuỗi cửa hàng siêu thị ở Anh, nhưng không hề yêu cầu cũng không lo tiền (hay dùng áp lực kinh tế) để bạn đó học ở trường hàng đầu ở UK như Cambridge, Oxford hay King London. Không mua xe cho bạn đó (khuyến khích bạn đó phải đi phương tiện công cộng), không thuê nhà hay mua nhà cho bạn đó ở, ra trường không "chạy chọt" xin chỗ làm cho bạn đó.
Bạn đó tự học và thi đậu vào trường y, mặc dù không quá danh tiếng, nhưng bạn ấy thích phong cách làm việc của trường này. Bạn ấy hạnh phúc rơi nước mắt khi tích góp được 5000 bảng mua được chiếc xe hơi second-hand, và không nhờ "oai lực" gì của gia đình để được làm việc tại BV rất nổi tiếng ở London khi ra trường và bây giờ bạn đó có một trung tâm nhỏ của riêng mình dành cho giáo dục thể chất cho các bé bị thừa cân béo phì. Hàng ngày có 50-100 bé ra vào để rèn luyện thể chất. Đến giờ, không ai sẽ nhận ra bạn đó là một người con duy nhất của một tỷ phú giàu có ở Anh, mà người ta chỉ nhận ra một bác sĩ đầy nghị lực và sống tốt.
Notes:
Penny Palmano (2004) Yes, Please. Thanks. The essential guide to teaching children of all ages mangers, respect and the social skills to get ahead in life. Panic, London
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616