1. Số liệu chung.
6 tháng đầu năm 2021, Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người tiếp nhận 1.020 cuộc gọi, giảm 266 cuộc so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 854 cuộc gọi cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng và phòng chống mua bán người, 147 cuộc gọi tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 19 ca chuyển tuyến giải cứu và hỗ trợ nạn nhân.
2. Đối tượng gọi điện
Đối tượng gọi đến Tổng đài phần lớn là người dân (85,3%), thứ hai là người thân, bạn bè của nạn nhân bị mua bán (9,6%). Các cán bộ địa phương, cơ quan báo chí trao đổi những thông tin liên quan đến phòng chống mua bán người (3,1%). Có 2% người gọi tới Tổng đài là nạn nhân của mua bán người.
2.1. Độ tuổi người gọi:
Nhóm từ 26-40 tuổi có số cuộc gọi đến cao nhất, chiếm 53% trên tổng cuộc gọi đến; Nhóm thứ hai là nhóm người trên 40 tuổi, chiếm 27,6%; Thứ ba là nhóm trẻ em từ 11-14 tuổi, chiếm 5,9%; Nhóm tuổi từ 19-25 tuổi chiếm 5,4%; Nhóm trẻ em từ 15-18 tuổi chiếm 4,3% và nhóm trẻ từ 0-10 tuổi chiếm 3,8%.
2.2. Giới tính người gọi
6 tháng đầu năm 2021, tỉ lệ nam giới gọi đến cao hơn nữ (nam chiếm 62,7%, nữ chiếm 37,3%), sự chệnh lệch giữa nam và nữ không khác biệt nhiều so với cùng kỳ năm 2020 (60,7% nam và 39,3% nữ).
3. Phân loại cuộc gọi theo khu vực
Số lượng cuộc gọi nhiều nhất đến từ khu vực đồng bằng sông Hồng, chiếm tỉ lệ 32,4% trong tổng số cuộc gọi đến đường dây nóng; các tỉnh Đông Nam bộ chiếm 15,5%; các tỉnh vùng Đông Bắc với 13,6%; vùng Tây Bắc với 10,3%; đồng bằng sông Cửu Long với 8,5%; khu vực Nam Trung bộ 8,4%; các tỉnh khu vực Tây Nguyên với 6,6%; các tỉnh Bắc Trung bộ có số cuộc gọi tới đường dây nóng ít nhất chiếm 4,7%.
4. Nội dung cuộc gọi:
Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/6/2021, Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người 111 tiếp nhận 854 cuộc gọi cung cấp thông tin chiếm 83,7% trong tổng cuộc gọi đến. Trong đó 87,7% là cuộc gọi cung cấp thông tin về chức năng hoạt động, các dịch vụ của Đường dây nóng. Còn lại là các cuộc gọi cung cấp thông tin về tình hình mua bán người tại Việt Nam và các vấn đề khác như di cư, xuất khẩu lao động hoặc việc làm.
6 tháng đầu năm 2021, Đường dây nóng tiếp nhận 147 cuộc gọi tư vấn liên quan đến vấn đề phòng chống mua bán người chiếm 14,4% trong tổng cuộc gọi đến. Trong đó, nội dung tư vấn chủ yếu là: tư vấn về phòng chống mua bán người, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ tài chính cho đối tượng là nạn nhân của mua bán người, hỗ trợ tư vấn tìm kiếm nơi tạm lánh, hỗ trợ y tế, pháp lý, tư vấn tâm lý cho nạn nhân và gia đình của nạn nhân…
4.2. Cuộc gọi kết nối, chuyển tuyến
Số lượng cuộc gọi chuyển tuyến 6 tháng đầu năm 2021 là 19 trường hợp với 28 nạn nhân trong đó có 04 nạn nhân là nam (chiếm 14,3%), 24 nạn nhân là nữ (chiếm 85,7%); 26 nạn nhân là người dân tộc Kinh (chiếm 92,9%), 02 nạn nhân là người dân tộc thiểu số (Thái và Mông) (chiếm 7,1%).
Có 21 nạn nhân bị mua bán ở trong nước (chiếm 75%), 07 nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài, chiếm 25% (trong đó có 06 trường hợp bị mua bán sang Trung Quốc, 01 trường hợp sang Singapo).
Có 05 trường hợp chuyển tuyến sang tổ chức Phi Chính phủ, 10 trường hợp chuyển tuyến sang Công an; 08 trường hợp chuyển tuyến đến ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; 02 trường hợp chuyển tuyến đến Bộ đội biên phòng; 01 trường hợp chuyển tuyến đến Hội liên hiệp Phụ nữ.
Nội dung các ca chuyển tuyến: có 09 ca có nội dung liên quan đến giải cứu nạn nhân; 10 ca can thiệp liên quan đến hỗ trợ pháp lý, tâm lý, giáo dục cho người có nguy cơ trở thành nạn nhân bị mua bán.
Loại hình mua bán người: có 05 ca về kết hôn bất hợp pháp; 05 ca nhằm khai thác tình dục; 05 ca về bóc lột sức lao động; 01 nghi ngờ bị bắt cóc; và 03 ca chưa xác định được.
Kết quả hỗ trợ: Có 03 trường hợp nạn nhân được giải cứu an toàn, 05 trường hợp người có nguy cơ trở thành nạn nhân bị mua bán được hỗ trợ về tâm lý, pháp lý; 04 trường hợp xác minh không phải nạn nhân của mua bán người, 07 trường hợp đang trong quá trình theo dõi.
4. Khó khăn trong quá trình hỗ trợ nạn nhân
Đại dịch Covid-19 kéo dài khiến quá trình xác minh và giải cứu nạn nhân bị mua bán ở nước ngoài gặp khó khăn và kéo dài.
4.4. Ca điển hình
Anh S. gọi đến Tổng đài thông báo bạn mình tên là D.N.H. sinh năm 1994 thường trú ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cùng 2 người đàn ông nữa xin việc tại một công ty ở TPHCM làm nhân viên bốc xếp ở công ty bánh kẹo nhưng bị lừa bán lên một tàu cá ở Kiên Giang số KG94384 và bị ép buộc lao động, không trả lương, bị đánh đập và giữ giấy tờ tùy thân, anh H. đi làm được 05 ngày. Anh S. cung cấp số điện thoại, định vị của anh H. và tin nhắn thể hiện bị đánh đập tại tàu cá. Tổng đài đã kết nối với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang đề nghị xác minh và giải cứu cho các nạn nhân. Sau khi 3 lao động trên tàu cá được đưa về Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, các lao động đều khẳng định việc lên tàu cá làm việc là tự nguyện và kí hợp đồng làm việc trên tàu cá 3 tháng. Các lao động cũng không bị đánh, ép buộc làm việc hay giữ các giấy tờ tùy thân, họ có nhu cầu được trở về TPHCM làm việc và không tố cáo chủ tàu hay người môi giới. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang điều tra, xác minh sự việc không có yếu tố phạm tội. Căn cứ quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Ba người lao động đã trở về TPHCM an toàn.
III. HOẠT ĐỘNG KHÁC
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục Trẻ em phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động chính sau:
- Tổ chức họp Nhóm công tác liên ngành Đường dây nóng vào ngày 22 tháng 04 năm 2021 tại Hà Nội để thông qua Kế hoạch dự án năm 2021.
- Hỗ trợ Xây dựng tài liệu hướng dẫn chuyển tuyến cho Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng.
- Dự án đang chuẩn bị thực hiện khảo sát việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về mua bán người với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN).
- Chỉnh sửa và hoàn thiện Kế hoạch phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường đây nóng phòng chống mua bá người giữa các cơ quan gồm Bộ LĐTBXH, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng và HLHPNVN giai đoạn 2021-2025. Dự kiến ký kết trong tháng 7/2021.
- Dự án đã xây dựng kế hoạch sản xuất tài liệu tuyển tập các ca điển hình cho các đầu mối Sở LĐTBXH bao gồm các nội dung (a) Các ca mua bán người điển hình (b) Quy trình chuyển tuyến từ Đường dây nóng và (c) Quy trình/hoạt động dự kiến sẽ thực hiện của các đầu mối.
- Dự án đang tổ chức thực hiện đánh giá ngoài chất lượng nhân viên tư vấn, đã lựa chọn và ký hợp đồng với 2 chuyên gia để đánh giá 60 ca của tổng đài An Giang và Đà Nẵng và các nhân viên tư vấn mới của tổng đài Hà Nội.
-----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061