• 111
  • lang
  • lang

Bạo lực gia đình, xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần trẻ em là gì?

Bạo lực gia đình là một hình thức xâm hại xảy ra trong gia đình hoặc trong một mối quan hệ gần gũi. Có nhiều lý do dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng cho dù vì lý do gì đi nữa thì bạo lực gia đình cũng không nên được che giấu. Xâm hại trẻ em xảy ra khi ai đó cố ý làm tổn hại đến trẻ nhỏ. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không bảo vệ trẻ hoặc bỏ bê sao nhãng trẻ cũng là một hình thức xâm hại. Khi cha mẹ không biết cách xử lý các cảm xúc hoặc vấn đề của mình, họ có thể trở nên bực tức giận dữ hoặc buồn phiền. Đôi khi họ sẽ trút những cảm xúc này lên trẻ. Và điều đó có thể trở thành xâm hại trẻ em.

Chương trình "Làm cha mẹ vì sự phát triển toàn diện của trẻ thơ" Việt Nam. Sách dành cho cha mẹ về Sức khỏe.

---

Làm cha mẹ là hành trình mang yêu thương và sự chăm sóc cho con bạn. Làm cha mẹ không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bên cạnh niềm vui từ việc nuôi dạy con cái, cha mẹ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những khoảng thời gian khó khăn có thể mang lại cơ hội cho bạn học hỏi và trưởng thành trong vai trò là cha mẹ.

“Không Ai Hoàn Hảo” là chương trình dành cho cha mẹ có con nhỏ và người chăm sóc trẻ nhỏ. Các cha mẹ và người chăm sóc trẻ độ tuổi từ 0 đến 8 đều có thể tham gia chương trình. Việc tham gia chương trình làm cha mẹ được khuyến nghị nên bắt đầu càng sớm càng tốt, trước khi trẻ 3 tuổi để đạt được những kết quả tốt nhất. Bộ tài liệu của chương trình gồm ba quyển sách dành cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ:

  • TRÍ TUỆ cung cấp thông tin để giúp trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc, học tập và vui chơi
  • HÀNH VI giúp trẻ điều chỉnh hành vi, và cung cấp các ý tưởng giúp cha mẹ và người chăm sóc xử lý một số vấn đề về hành vi với trẻ
  • SỨC KHỎE cung cấp thông tin về phát triển, sức khỏe, bệnh tật và an toàn cho trẻ

Link tải tài liệu: http://tongdai111.vn/thu-vien

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061