Nạn nhân của mua bán người đã và đang bị tước đi rất nhiều quyền cơ bản của một con người, bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bởi các nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Các Chính Phủ cũng như tổ chức tại nhiều quốc gia có bổn phận bảo vệ nạn nhân ngay từ giai đoạn tiếp xúc đầu tiên cho đến khi nạn nhân có thể độc lập ở mức độ nhất định về mặt kinh tế xã hội.
Việc thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền là nguyên nhân đồng thời cũng là hậu quả của tội ác mua bán người. Do đó, việc thực hiện các hành động bảo vệ tất cả nạn nhân của mua bán người là hết sức quan trọng, cần được trở thành trung tâm của tất cả các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nhằm giải quyết vấn đề mua bán người. Các biện pháp phòng ngừa mua bán người phải đảm bảo không vi phạm quyền con người và phẩm giá của con người, đặc biệt là nạn nhân mua bán người, người di cư quốc tế và trong nước, người tị nạn và người xin tị nạn. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (viết tắt là OHCHR) đã thực hiện một tập thông tin chi tiết về quyền con người của các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền. Mời độc giả cùng theo dõi một vài điểm nổi bật.
Mối liên hệ giữa quyền con người và việc đấu tranh chống mua bán người vẫn luôn chặt chẽ, kể từ những ngày đầu tiên cho đến hiện tại. Những bộ luật và quyền con người đã tuyên bố về sự vô đạo đức, bất chấp luật pháp của những nhóm người, tội phạm ngang nhiên chiếm đoạt, lạm dụng, bóc lột sức lao động của con người. Luật nhân quyền đã cấm phân biệt trên cơ sở chủng tộc, giới tính. Đồng thời luật nhân quyền cũng yêu cầu sự bình đẳng hoặc một số quyền cơ bản nhất định cho những người không quốc tính hoặc không có quyền công dân. Những vi phạm như giam giữ người trái phép, ép buộc lao động, sức ép nợ nần, ép buộc kết hôn, lạm dụng bóc lột tình dục phụ nữ và trẻ em đều sẽ thuộc phạm vi xử lý của luật nhân quyền. Luật cũng đảm bảo được khả năng tự do được trở về hoặc ra đi khỏi quốc gia mà nạn nhân mong muốn.
Những quyền con người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hành vi mua bán người:
- Việc cấm phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, xuất thân, chính trị hoặc quan điểm, quốc gia, xã hội, giàu nghèo, nơi sinh hoặc các tình trạng khác
- Quyền được sống
- Quyền tự do và an toàn
- Quyền không bị ép buộc làm nô lệ, lao động cưỡng bức hoặc ép buộc lao động.
- Quyền không bị trở thành mục tiêu hành hạ hoặc của bất kỳ tội ác nào chống lại quyền con người, bị đối xử độc ác hoặc trừng phạt nhằm mục đích vô nhân đạo.
- Quyền không bị bạo lực do giới tính
- Quyền tự do đi lại
- Quyền tự do kết bạn
- Quyền được hưởng sự bảo đảm sức khoẻ thể chất và tinh thần ở mức độ cao nhất
- Quyền được hưởng các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi.
- Quyền có mức sống cơ bản đầy đủ
- Quyền an sinh xã hội
- Quyền được bảo vệ đặc biệt của trẻ em
A. Mua bán người là vi phạm nhân quyền
Như có đề cập ở trên, nhiều hành vi có liên quan đến mua bán người trong thời hiện đại rõ ràng đã vi phạm các điều luật bảo vệ quyền con người. Ví dụ, nhiều nạn nhân trở thành người gánh nợ từ những người đang bóc lột sức lao động của họ. Phần nợ nần trở thành dụng cụ để người sử dụng lao động kiểm soát và càng bóc lột, lạm dụng sức lao động của nạn nhân hơn. Việc trở thành nô lệ hoặc tương đương, trẻ em bị lạm dụng tình dục, hôn nhân cưỡng bức, những kiểu hôn nhân thiếu công bằng, kết hôn trẻ em, ép buộc trở thành gái mại dâm đều là những hình thức có liên quan đến hành vi mua bán người, cũng bị xử lý bằng các điều luật nhân quyền.
Mời theo dõi phần 2
-------------------
Nguồn tham khảo:
-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616