Mối liên hệ giữa quyền con người và việc đấu tranh chống mua bán người vẫn luôn chặt chẽ, kể từ những ngày đầu tiên cho đến hiện tại. Những bộ luật và quyền con người đã tuyên bố về sự vô đạo đức, bất chấp luật pháp của những nhóm người, tội phạm ngang nhiên chiếm đoạt, lạm dụng, bóc lột sức lao động của con người. Luật nhân quyền đã cấm phân biệt trên cơ sở chủng tộc, giới tính. Đồng thời luật nhân quyền cũng yêu cầu sự bình đẳng hoặc một số quyền cơ bản nhất định cho những người không quốc tính hoặc không có quyền công dân. Mời đọc giả xem tiếp phần 2 của bài viết.
B. Quyền con người của nạn nhân
Quyền con người được áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, dân tộc hoặc những sự phân biệt khác. Nạn nhân mua bán người đương nhiên được hưởng các quyền con người. Cho dù họ đang không hiện diện ở quốc gia của họ, luật quốc tế đảm bảo rằng nạn nhân mua bán người không bị phân biệt đối xử chỉ vị họ không có quốc tịch. Nói cách khác, luật nhân quyền quốc tế được áp dụng cho bất cứ ai, bất kể quốc tịch và cách họ đi đến quốc gia khác như thế nào, họ đều có quyền được bảo vệ.
Luật nhân quyền quốc tế cũng nhận biết rằng đối với những nhóm đối tượng khác nhau sẽ cần các phương pháp tiếp cận và sự hỗ trợ đặc biệt. Khi nói về nạn nhân mua bán người, những nhóm người có tỷ lệ trở thành nạn nhân cao là phụ nữ, trẻ em, người di cư, lao động di cư, người tị nạn, người xin tị nạn, người bị mua bán trong nước và người khuyết tật. Một trong những nhóm đối tượng này có nhiều khả năng trở thành mục tiêu đặc biệt của tội phạm mua bán người. Trẻ em là một ví dụ điển hình cho việc dễ trở thành nạn nhân của việc mua bán nhằm bóc lột, lạm dụng tình dục, hoặc các hình thức bóc lột lao động khác như lao động trẻ em, ăn xin. Người khuyết tật cũng có thể trở thành mục tiêu cho các hình thức lao động ép buộc và thành người ăn xin. Phụ nữ cũng thường bị nhắm đến cho các ngành công nghiệp tình dục, gái mại dâm, tour mại dâm, giúp việc không lương và các ngành nghề dịch vụ khác.
Mỗi nhóm người, mỗi cá nhân sẽ có những trải nghiệm riêng biệt, khác nhau từ mua bán người nên họ sẽ mong muốn nhận được sự hỗ trợ không giống nhau. Nạn nhân buôn người có thể cần bảo vệ trong ba bối cảnh chính:
1. Bảo vệ ban đầu
2. Trong quá trình tư pháp hình sự
3. Trên cơ sở bền vững, bao gồm hỗ trợ tái hoà nhập.
Các nhu cầu bảo vệ của mỗi nạn nhân sẽ thay đổi xuyết suốt các giai đoạn này, làm cho nó rất quan trọng đối với các Chính Phủ để thực hiện đánh giá rủi ro ở từng giai đoạn để đảm bảo các dịch vụ bảo vệ được điều chỉnh thích hợp với các nhu cầu thay đổi.
Các lời khuyên dành cho Chính Phủ và chương trình khi xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ trên cơ sở bền vững gồm các lời khuyên sau:
1. Thực hiện các nguyên tắc cốt lõi để bảo vệ nạn nhân buôn người
2. Triển khai các điều khoản bảo vệ trong luật quốc tế
3. Đảm bảo các phương pháp bảo vệ lấy nạn nhân làm trung tâm
4. Bảo vệ nạn nhân bất kể họ có hợp tác hay không
5. Cung cấp giai đoạn phản ánh cho các nạn nhân buôn người
6. Bảo vệ nạn nhân buôn người phù hợp với thực hành tốt nhất
7. Tiến hành đánh giá rủi ro xuyên suốt quá trình tư pháp hình sự
8. Cung cấp hỗ trợ trước phiên xét xử cho nạn nhân và nhân chứng của nạn
buôn người
9. Hỗ trợ nạn nhân xuyên suốt quá trình tư pháp hình sự
10. Thiết lập sẵn các biện pháp bảo vệ dành cho nạn nhân và nhân chứng trẻ em
của nạn buôn người:
11. Đảm bảo các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ là không phải là lý do xui khiến tham
gia
12. Cung cấp bồi thường hiệu quả như một phần của giải pháp bảo vệ bền vững
13. Chính thức hóa cơ chế điều phối quốc gia về bảo vệ nạn nhân buôn người
14. Triển khai các cơ chế phối hợp
-------------------
Nguồn tham khảo:
https://www.ohchr.org/documents/publications/fs36_en.pdf
https://www.baliprocess.net/UserFiles/baliprocess/File/RSO-policyguide_on%20protecting%20victims_Vietnamese_A4.pdf
-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616