Trẻ nhỏ là trường hợp dễ bị SARS-CoV-2 tấn công do hệ miễn dịch yếu và chưa có vaccine phòng ngừa. Vậy cha mẹ có thể làm gì để bảo vệ sức khỏe của con?
Tất cả trẻ em đều có khả năng nhiễm virus gây Covid-19, nhưng trẻ có nguy cơ mắc bệnh ít hơn người lớn. Hầu hết trẻ mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc nhẹ.
Tuy nhiên, một số trẻ em bị Covid-19 biến chứng nặng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trẻ có thể phải nhập viện, điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc sử dụng máy thở.
Ngoài ra, trẻ em có các bệnh lý tiềm ẩn, như béo phì, tiểu đường và hen suyễn, có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao khi nhiễm nCoV. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, tình trạng di truyền, tình trạng ảnh hưởng hệ thần kinh hoặc sự trao đổi chất cũng có thể chuyển biến nặng khi mắc Covid-19.
Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Mỹ đưa ra những về biện pháp giúp bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ dịch bệnh.
Đeo khẩu trang
Cha mẹ cần tuân thủ và hướng dẫn trẻ tuân thủ việc đeo khẩu trang đúng quy định. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, bệnh lý dẫn đến việc không thể đeo khẩu trang, người thân xung quanh cần tuân thủ việc đeo khẩu trang.
Chú ý giữ vệ sinh
Các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Bàn tay là nơi trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể và môi trường chứa mầm bệnh. Chỉ cần chạm vào một người, hoặc bề mặt một vật nào đó, tay đã có nguy cơ tích tụ vi khuẩn.
Vì vậy, để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, cha mẹ nên rèn cho con thói quen rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Cha mẹ nên dạy trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách để phòng ngừa lây nhiễm virus. Ảnh minh họa: Abcnews.
Ngoài ra, cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở..., gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế.
Hạn chế tiếp xúc đông người
Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ đến nơi đông người, tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp (sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến những nơi tập trung đông, cha mẹ cần đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 cho con như đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay...
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Khi ở nhà, mọi người cần thường xuyên mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa, tăng cường thông khí. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
Nhiều trẻ có thói quen cầm nắm, cho đồ chơi lên miệng. Nếu không vệ sinh thường xuyên, những đồ vật này có thể trở thành ổ dịch khiến con bị virus tấn công. Cha mẹ nên lau dọn phòng tối thiểu một tuần/lần, khử trùng đồ chơi bằng nước sát trùng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vui chơi, học tập hợp lý, lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.
Cha mẹ cũng cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi nhằm ngăn ngừa lây các bệnh truyền nhiễm. Ăn chín, uống sôi cũng là cách tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế ăn ngoài hàng quán, ăn đồ vẫn còn tái sống.
Trẻ cần uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin, thực phẩm tươi sạch, giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để ngăn ngừa virus tấn công và gây bệnh.
Xem thêm: Hướng dẫn an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại khu cách li tập trung.
Xem và tải các video hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 cho trẻ em:
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
https://www.youtube.com/watch?
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061