Xâm hại tình dục trẻ em có thể không còn là chủ đề xa lạ với cha mẹ hoặc con trẻ nữa. Mặc dù vậy, nhiều hành vi được coi là xâm hại hoặc quấy rối vẫn diễn ra với trẻ, mà người gây ra lại là những người họ hàng, hoặc bạn bè thân thiết với gia đình của trẻ.
Đối với cha mẹ, những hành vi như hôn môi, ôm ấp, nựng là hành vi thân thiết bình thường giữa những người họ hàng, hoặc bạn bè của cha mẹ với trẻ. Hoặc những câu "đùa cợt" quen thuộc với phụ huynh như "Cho cô/chú xem cái ấy của con trai nào", v.v, nhưng có thể gây khó chịu cực kỳ hoặc xấu hổ cho trẻ.
Nhiều trường hợp, gia đình đã khiến trẻ tin rằng những hành vi thân mật ấy là chấp nhận được bởi những người này. Nhưng khi một số hành vi biến chất xảy ra, trẻ sẽ không thể tự mình nhận thức được bản thân trẻ đang bị xâm hại. Kẻ xâm hại lại có thể uy hiếp ngược lại trẻ nếu trẻ dám kể cho ai khác nghe hoặc dám chống đối lại. Không trẻ em nào đáng bị đối xử như vậy.
Do đó, để trẻ em trong gia đình có thể tự tin và không sợ hãi trong việc tự bảo vệ mình khỏi các hành vi xâm hại tình dục, quấy rối tình dục bởi bất cứ ai bằng cách mạnh mẽ từ chối, lên tiếng và phản kháng. Cha mẹ hãy đồng hành cùng với trẻ bằng cách có cùng nhận thức về những hành vi XHTD, QRTD có thể xảy ra. Ở mỗi quốc gia, văn hoá và quan niệm về sự thân thiết với trẻ em có thể khác nhau. Tuy nhiên, phụ huynh hãy chia sẻ cho con trẻ biết rằng ta luôn cần cứng rắn và lưu ý về tiêu chí sau:
Người lớn cần thay đổi quan điểm về việc trêu đùa trẻ để không vô tình biến câu chọc ghẹo thành hành vi quấy rối tình dục. Nếu người lớn nhận thức được rằng những câu đùa nhạy cảm không nên dùng giữa người lớn và người lớn, vậy tại sao họ lại dùng để đùa với trẻ em?
Suy nghĩ và cảm xúc của trẻ em cần được người lớn tôn trọng, thay vì người lớn đáp trả bằng những câu nói "trẻ em thì biết gì". Trẻ em có thể biết và luôn muốn được hiểu biết thêm.
Mời theo dõi video về "Biệt đội công dân nhí - tự bảo vệ mình khỏi XHTD" tại đây: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte/videos/505649490857571
-----------
Nguồn tham khảo: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte/videos/505649490857571
-----------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616