• 111
  • lang
  • lang

Bộ LĐTB&XH: Những lời khuyên trong phòng chống đuối nước cho trẻ em trong mùa dịch Covid-19.

Mỗi năm có hơn 2.000 trẻ em tại Việt Nam tử vong do đuối nước. Thông thường, các vụ đuối nước trẻ em xảy ra tập trung vào những tháng hè, đặc biệt khi học sinh bước vào kì nghỉ hè. Cục Trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra 4 lời khuyên cơ bản dành cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ tại gia đình và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em để phòng tránh đuối nước bao gồm:

1. XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM.

2. LÀM RÀO CHẮN AN TOÀN.

3. GIÁM SÁT TRẺ EM

4. GIÁO DỤC TRẺ EM

Những địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cho trẻ em:

- Giếng

- Ao, hồ, sông, suối

- Cánh đồng lúa

- Rạch thủy lợi

- Cống thoát nước

- Bồn tắm, chậu tắm

- Lu nước

- Hồ bơi, bãi biển.

Biện pháp "LÀM RÀO CHẮN AN TOÀN" phòng ngừa đuối nước cho trẻ em giúp ngăn trẻ em tiếp cận các nguồn nước mở (như ao, mương, hố nước, giếng nước, lu nước, hố ga cống...). Rào chắn, nắp đậy có thể làm từ các vật liệu sẵn có như tre, gỗ... nhưng phải an toàn, không gây thương tích, phù hợp với lứa tuổi và chiều cao của trẻ em. Luôn đóng cửa, khóa an toàn và rào chắn ở khu vực xung quanh nhà, khu vực trẻ chơi, nhà tắm, khu vệ sinh hoặc bể bơi trong khuôn viên. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, để trẻ trong cũi an toàn là biện pháp hiệu quả, không chỉ giúp trẻ phòng tránh đuối nước mà còn các nguy cơ thương tích khác như bỏng, ngã, hóc dị vật.

Trẻ em cần được giám sát bởi người lớn có đủ năng lực hành vi khi ở gần nguồn nước mở. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ luôn ở bên cạnh trẻ em, luôn để trẻ em trong tầm quan sát của mình, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi.Tại gia đình, nếu cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải ra ngoài và nhờ người trông giúp, cần xem xét những yếu tố sau:

- Họ có đủ năng lực hành vi không?

- Khả năng giám sát trẻ em của họ thế nào?

- Trong gia đình đó và khu vực xung quanh có nguy cơ đuối nước không?

Giáo dục trẻ em là phương pháp quan trọng nhất trong phòng chống đuối nước cho trẻ em. Hãy dạy trẻ em về nguyên nhân và những nguy cơ đuối nước. Hãy chắc chắn trẻ em hiểu được những nội dung chính sau:

- Những địa phương có tình hình dịch Covid-19 phức tạp, trẻ em cần ở trong nhà, không được ra ngoài chơi, không đi bơi.

- Trẻ em không chơi hoặc đến gần các nguồn nước mở, trừ khi được người lớn giám sát.

- Nếu thấy ai đó gặp đuối nước, trẻ em cần gọi người lớn ngay lập tức. Nếu không, giúp đỡ bằng cách đưa sào, gậy hoặc quăng dây, vật nổi như chai nước rỗng cho người gặp nạn. Tuyệt đối không xuống nước để cứu người bị nạn.

Người lớn hay trẻ em, cần ghi nhớ 2 số điện thoại khẩn cấp trong bất kì trường hợp nào là: 115 (Cấp cứu y tế) và 111 (Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em).

---

Link tải các tài liệu về phòng chống đuổi nước ở trẻ em:

1. Tờ rơi:

https://drive.google.com/drive/folders/1068qOc-FS5aaU8X8U-njRFQPCGsZXsiS

2: Các Video về phòng chống đuối nước trên kên Youtube:

https://www.youtube.com/playlist?list=PL_cYVYUX5Hoo7QjbvI15OgMkXTYDUsGto

3. Các phóng sự, thông điệp về phòng chống đuối nước:

https://drive.google.com/drive/folders/19mKcPKiOCj-my6hK5yixJ1glU85uGohj

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061