• 111
  • lang
  • lang

Bóc lột tình dục trẻ em qua mạng là gì?

Thuật ngữ bóc lột tình dục trẻ em qua môi trường mạng được hiểu là bao gồm tất cả các hành vi mang tính chất khai thác tình dục đối với một đứa trẻ ở bất cứ thời điểm nào có liên quan đến môi trường trực tuyến. Nó thể hiện thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin để bóc lột tình dục hoặc khiến trẻ bị bóc lột tình dục, hoặc làm những tài liệu, hình ảnh tình dục để mua bán, sở hữu, phân phối và truyền tải trên môi trường mạng.

Hình thức và biểu hiện của bóc lột tình dục trẻ em qua môi trường mạng:

1, Buôn bán trẻ em qua mạng vì mục đích mại dâm: Biểu hiện của hình thức này là buôn bán trẻ em bao gồm tất cả những hành động liên quan tới việc tuyển mộ, dụ dỗ thông qua các trang web, trang mạng xã hội, sau đó vận chuyển trẻ em trong nước hoặc qua biên giới, bao gồm lừa gạt, cưỡng bức và gán nợ nhằm mục đích bóc lột tình dục và sức lao động.

Các bạn trẻ thường bị rơi vào các tình huống sau:

Bị lừa gạt bởi người lớn.

Bị đe dọa bằng bạo lực hoặc ép buộc.

Bị bắt cóc.

Bị nghiện ma tuý hoặc các chất gây nghiện khác.

Bị mua chuộc bởi tiền hoặc quà.

2, Mại dâm trẻ em qua mạng: Mại dâm qua mạng là việc trao đổi tiền, quà hoặc bất cứ hình thức thanh toán nào khác để đổi lấy quan hệ tình dục thông qua việc dụ dỗ các em qua mạng để gặp trực tiếp đối tượng hoặc xây dựng mối quan hệ để trẻ có thể hiểu là đang được yêu thương và đồng thuận quan hệ. Trẻ em có thể bị xâm hại tình dục để đổi lấy tiền, thức ăn, quần áo, chỗ ở, sự bảo vệ hoặc điểm tốt ở trường. Những khoản thanh toán này có thể được trả trực tiếp cho trẻ em hoặc người quản lý/ khống chế trẻ.

3, Khiêu dâm trẻ em qua mạng: Là nội dung khiêu dâm khai thác trẻ em để kích thích tình dục. Nội dung khiêu dâm trẻ em có thể sử dụng nhiều loại phương tiện bao gồm: tranh vẽ, phim hoạt hình, ghi âm, phim, video và trò chơi điện tử, chat sex, gọi qua video để xem trẻ trình diễn khiêu dâm, đóng phim khiêu dâm trực tuyến hoặc quay lại để bán cho khách.

4, Du lịch tình dục qua mạng: Du lịch tình dục trẻ em qua mạng là thông qua internet những người đi du lịch đến một vùng nào đó trong nước họ hoặc ở một nước khác, thường là nước kém phát triển hơn, để tham gia vào các hoạt động tình dục với trẻ em. Những kẻ phạm tội thường tìm đến những nơi xa lạ, hệ thống pháp luật lỏng lẻo vì chúng nghĩ ở đó chúng sẽ ít bị phát hiện hơn. Du lịch không phải là nguyên nhân của bóc lột tình dục trẻ em. Tuy nhiên, những kẻ bóc lột sử dụng những phương tiện của ngành du lịch (khách sạn, quán rượu, hộp đêm…) để xâm hại tình dục trẻ em đã được trao đổi trước thông qua một tài khoản xã hội nào đó.

Một số dấu hiệu trẻ bị bóc lột tình dục qua môi trường mạng:

Trẻ thể hiện một số hành vi tình dục không phù hợp với độ tuổi của trẻ

Sợ một số người và / hoặc tình huống

Dành thời gian với các cá nhân hoặc nhóm lớn tuổi

Bỏ học và / hoặc tụt lại phía sau với việc học

Thương tích thể chất không giải thích được và các dấu hiệu lạm dụng thể chất khác

Thay đổi ngoại hình - ví dụ, giảm cân

Vết sẹo từ tự hại (Bộ Giáo dục, 2017).

Mua quần áo, điện thoại di động, vv mà không có lời giải thích chính đáng;

Liên kết băng đảng và / hoặc cách ly khỏi bạn bè;

Vắng mặt không giải thích được từ trường học

Rời khỏi nhà mà không có lời giải thích và liên tục mất tích hoặc trở về muộn;

Nhận quá nhiều tin nhắn / cuộc gọi điện thoại;

Trở về nhà dưới ảnh hưởng của ma túy / rượu;

Nhiều người gọi (người lớn không xác định);

Xuất hiện ở những khu vực thường xuyên được biết đến cho hoạt động mại dâm;

Liên quan đến việc sử dụng internet hoặc phương tiện truyền thông xã hội khác;

Tăng tính bí mật xung quanh các hành vi (bảo mật tài khoản, thoát facebook, zalo khỏi các thiết bị, thường xuyên thay đổi mật khẩu….)

---

Theo: Dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ xâm hại tình dục qua môi trường mạng”  của tố chức Tầm Nhìn Thế Giới Quốc Tế tại Việt Nam

Link tải tài liệu:

http://tongdai111.vn/uploads/files/Ta%CC%80i%20lie%CC%A3%CC%82u%20BLTD%20qua%20ma%CC%A3ng%20da%CC%80nh%20cho%20phu%CC%A3%20huynh.pdf

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616