• 111
  • lang
  • lang

Các biện pháp ứng phó với đại dịch có thể đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người di cư

Khủng hoảng COVID-19 suốt một năm qua là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Đại dịch đã gây ra nhiều tác động tiêu cực chưa từng có đến việc dịch chuyển của con người, ngay cả việc quản lý biên giới và nhóm người di cư. Trong quá khứ, việc phải đối phó với dịch Ebola đã mang đến kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về cách thức kiểm soát khủng hoảng. Tuy nhiên, để thực sự giải quyết và kiểm soát được tình hình của một biến cố toàn cầu như COCID-19, cần có sự tham gia tích cực, đồng lòng của nhiều quốc gia, tổ chức, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, giám sát và theo dõi đến sự phát triển của ngành y tế. 

Trong suốt đại dịch, người di cư bị ảnh hưởng theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt với những người có tình trạng di cư không ổn định, hoặc những người thuộc nhóm người dễ bị tổn thương hơn những nhóm khác, như phụ nữ và LGBTQ+.
 
Nhóm người di cư phải đối mặt với các hệ quả kinh tế đi xuống, nhiều người di cư bị mất việc làm do COVID-19. Điều này khiến lượng kiều hối dự đoán sẽ giảm mạnh. Kiều hối từ người di cư lao động thường chiếm 60% thu nhập của gia đình người lao động ở quê hương họ. Hơn nữa, những hạn chế về di chuyển được áp dụng cả trong nội địa và cả ở biên giới để đến các nước khác là điều cần thiết trong thời điểm đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp. Biện pháp này vô tình đẩy người di cư vào hoàn cảnh khó khăn hơn, nguy cơ bị mua bán cao hơn, và thậm chí khó mà nộp đơn xin tị nạn.

Những loại thử thách, nguy cơ khác mà người di cư cũng phải đối mặt có thể kể đến việc thiếu hụt sự hỗ trợ từ các dịch vụ cơ bản: chăm sóc sức khoẻ, khó áp dụng giải pháp cách ly ở khu vực sinh sống. Ngoài ra, việc các thông tin sai lệch, tin tức giả về nguồn gốc của COVID-19 được lan truyền nhanh chóng đã gây thêm những tổn thương khác đến người di cư: sự phân biệt đối xử, kỳ thị, bạo lực, thiếu tôn trọng, chống lại những người khác biệt. Nhiều trường hợp, đại dịch chỉ là một lí do để nhóm người phân biệt thể hiện sự thiếu hiểu biết của họ.

Các biện pháp ứng phó có thể đáp ứng nhu cầu của người di cư 

Các chính quyền, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ, ứng phó nhằm hỗ trợ toàn diện cho cộng đồng người di cư. Một số biện pháp chiến lược tập trung vào giúp đỡ nhóm người dễ bị tổn thương nhất, một số biện pháp khác chủ yếu phát triển các khả năng vận hành nhằm dự báo xu hướng phát triển của đại dịch.

- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cộng đồng di cư: nhiều nỗ lực từ các tổ chức và chính phủ nhằm phổ biến thông tin về cách phòng ngừa lây lan COVID-19 được tiếp tục truyền tả bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều phương thức trực tuyến, từ xa hoặc tận nơi, kèm theo những thông tin cơ bản từ Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO

- Cải tạo lại nơi trú ngụ cho người di cư: cung cấp, điều chỉnh thêm lương thực, thực phẩm, các bộ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, đồ gia dụng (bàn ghế, giường tủ, quạt…), hệ thống điện nước… Đồng thời cần chuẩn bị khu vực cách ly và chăm sóc người bị lây nhiễm COVID-19.

- Những hỗ trợ trực tiếp với người di cư: hỗ trợ những người di cư không ở trong trung tâm hỗ trợ. Có thể hỗ trợ bằng những vật dụng cần thiết như bếp nấu ăn di động, bộ vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi ở hoặc thậm chí là giúp đỡ bằng tiền mặt khi cần thiết.

- Hỗ trợ những người di cư tự nguyện trở về: Nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới và các thủ tục nhập cảnh đối với người di cư trong suốt thời gian đại dịch. Tuy nhiên, tổ chức Di cư Quốc tế đã thành lập các nhóm hỗ trợ người di cư tự nguyện trở về nhắm đến khu vực các nước như Honduras, El Salvador, Cộng hoà Dominican.

- Một trong những hành động đáng chú ý khác là chuyển đổi các đồn biên phòng thành những điểm hỗ trợ kiểm dịch và trạm trung chuyển an toàn cho người di cư trở về quê hương, như tại nước Haiti. Ngoài ra, việc thành lập một số khách sạn cách ly, cung cấp cho người di cư khu vực an toàn để nghỉ ngơi, thực hiện cách ly trước khi họ có thể trở về trung tâm hỗ trợ tại quê hương là một bước tiến quan trọng. Tại Việt Nam, các doanh trại quân đội, trường quân sự đã được tận dụng hiệu quả trong công tác phòng chống dịch trên khắp cả nước.

Tổ chức Di cư Quốc tế nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng các biện pháp ứng phó toàn diện đối với đại dịch COVID-19, cũng như việc cần xác định những nhu cầu cơ bản và đặc biệt của nhóm người dễ bị tổn thương cho dù tình trạng pháp lý, tình trạng di cư của họ đang ở trạng thái nào đi chăng nữa. Bởi vì đây chính là tinh thần cần được lan toả khắp nơi trong thời điểm mọi người đang cùng đối mặt với đại dịch. Để chiến thắng được đại dịch không thể thiếu đi sự tham gia của nhóm người di cư.

------------------

Nguồn tham khảo:

https://rosanjose.iom.int/site/en/blog/what-has-been-done-help-migrants-during-covid-19

------------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616