• 111
  • lang
  • lang

Các câu hỏi quan trọng mà người lao động khi làm việc ở nước ngoài nên biết (Phần 1)

Sau khi đã tìm hiểu xong các thủ tục chuẩn bị cho việc di cư lao động, người lao động đã hoàn thành một phần của chặng đường. Tuy nhiên, người lao động không nên vì thế mà hoàn toàn an tâm cho những bước tiếp theo. Vì khi sang đến nước bạn, người lao động có thể sẽ gặp một số rắc rối trong việc bảo vệ quyền lợi của bản thân nếu không làm rõ từ khi còn ở Việt Nam. Do đó, người lao động hãy tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến công việc, pháp luật và quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Các trung tâm thông tin về việc làm lao động tại nước ngoài đều có khả năng tư vấn chi tiết hơn và giúp đỡ người lao động trong quá trình di cư lao động.

Dưới đây là một số câu hỏi và các câu trả lời gợi ý từ "Cẩm nang Hướng dẫn vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài".

1. Điều kiện sống cơ bản của người lao động ở nước ngoài như thế nào? Tôi có thể ở đâu nếu làm việc ở nước ngoài?

=> Câu trả lời được gợi ý: Thông thường, thì việc bạn sẽ ở đâu trong thời gian làm việc tại nước ngoài tuỳ thuộc vào công việc mà bạn sẽ làm. Một số người sử dụng lao động cung cấp nơi ăn ở (ví dụ làm giúp việc gia đình thì điều kiện thường là bao gồm chỗ ăn ở), một số người sử dụng lao động thì lại không bố trí việc này.

2. Những vấn đề lạm dụng quyền của người lao động là gì? Việc này có liên quan tới việc làm của người lao động như thế nào?

=> Câu trả lời được gợi ý:


2.1. Bóc lột lao động là gì? Làm thế nào để biết tôi đang bị bóc lột?

=> Câu trả lời được gợi ý: Bóc lột lao động có thể được hiểu là bất kỳ tình huống nào mà người sử dụng lao động sử dụng quyền lực của họ và sử dụng người lao động một cách có hại vì mục đích riêng của người sử dụng lao động. Ví dụ, nếu trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động khẳng định họ sẽ trả cho bạn một khoản nào đó, hoặc bạn sẽ làm một số giờ nhất định nào đó và họ từ chối khoản tiền phải trả mà họ đã hứa hoặc yêu cầu bạn làm việc với thời gian lao động dài hơn, đó là bóc lột lao động.

Có 9 dấu hiệu về bóc lột lao động theo mức độ nghiêm trọng đến nhẹ để người lao động có thể tự nhận ra

 

Nếu bạn gặp bất kỳ chỉ số nào nêu trên, bạn cần nói chuyện với ai đó có thể giúp đỡ bạn - một tổ chức phi chính phủ tại địa phương hoặc đại diện của Đại sứ quán. Nếu bạn gặp phải hai hoặc nhiều hơn những chỉ số này, bạn có thể đang bị người sử dụng lao động bóc lột và bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ. Lạm dụng, bóc lột và lao động cưỡng bức là vi phạm luật pháp quốc gia và quốc tế.

2.2. Có gì khác không nếu tôi ban đầu đã chấp nhận với các điều kiện làm việc? 

=> Câu trả lời được gợi ý: Không thỏa thuận nào có thể bào chữa cho bóc lột lao động. Nếu Luật pháp quy định rằng bạn được hưởng lương tối thiếu, không ai được thỏa thuận trả bạn thấp hơn mức lương tối thiểu cho cả ngày làm việc. Quan trọng là bạn phải biết quy định của Luật trước khi đi làm việc ở nước ngoài, do đó b ạn không được ký điều gì quy định thấp hơn tiêu chuẩn. 

2.3. Tôi có thể tìm kiếm giúp đỡ từ đâu nếu tôi gặp khó khăn tại nơi là việc?

=> Câu trả lời được gợi ý: Không phải lúc nào con người cũng được bảo đảm các quyền của mình. Thông qua việc ký kết các hiệp định về nhân quyền quốc tế, các cán bộ nhà nước là những người chịu trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ người được hưởng quyền con người của họ. Người được hưởng quyền thường ít có khả năng kiểm soát cuộc sống của mình và cần được những người có trách nhiệm, những người nắm giữ quyền lực bảo vệ quyền cho mình
Trong bối cảnh di cư lao động, điều này có nghĩa là người lao động phải là người được hưởng quyền, và người sử dụng lao động, nhân viên MRC, nhân viên tổ chức phi chính phủ và bất kỳ ai làm việc cho chính phủ như nhân viên sứ quán, tùy viên lao động, cán bộ tỉnh, thanh tra lao động là những người có trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định quốc tể để bảo đảm người lao động được đảm bảo quyền.


3. Tổ chức công đoàn là gì? Họ có thể giúp đỡ như thế nào?
=> Câu trả lời được gợi ý

 

Đón xem phần 2 tại đây
 

-------------------
Nguồn tham khảo: Cẩm nang hướng dẫn Vận hành mô hình lồng ghép hoạt động tư vấn và hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm - 2014
-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616