• 111
  • lang
  • lang

Các tai nạn thương tích trẻ thường gặp phải tại nhà: ngộ độc thực phẩm

Trong mùa hè, thời tiết nóng nực và mưa nhiều dễ khiến cho thực phẩm bị ôi thiu, dễ bị nhiễm khuẩn. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, việc bảo đảm an toàn thưc phẩm trong mùa hè là rất cần thiết để phòng tránh việc trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

✨✨Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, bên cạnh việc chú ý về độ tươi, ngon và an toàn của thực phẩm, các bố mẹ cũng cần kiểm soát kĩ những vật dụng, chai lọ, thuốc trong nhà đề phòng trẻ uống hoặc ăn nhầm. Bên cạnh đó, những kĩ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh.

Vì vậy, các bố mẹ và người chăm sóc trẻ hãy cùng tham khảo và lưu ý một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ và cách thức sơ cứu khi trẻ ngộ độc dưới đây. Nếu có thêm gợi ý hoặc ý kiến gì, chúng mình mong các bậc phụ huynh có thể chia sẻ thêm nhé! 💓

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 

CÁCH SƠ CỨU: Nếu trẻ uống phải thuốc trừ sâu, hóa chất độ hại, ăn phải nấm độc,… dẫn đến các biểu hiện bất thường (đau đầu, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy,…) cần tìm cách cho trẻ nôn, ói ra ngoài và chuyển ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

----------

Nguồn tham khảo:

https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte/posts/4194964870526869

----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616