Đây là 1 trong 14 nỗi sợ được ghi nhận trong phát triển ở trẻ nhỏ. Nó là 1 phần phát triển bình thường. Nhưng, nó liên quan đến khả năng cố gắng của trẻ trong tương lai nếu chúng ta đáp ứng nó không đúng.
Độ tuổi trẻ bắt đầu sợ thua:
Trẻ từ 2 tuổi có thể nhận ra “hậu quả” của việc thua và tự hình dung nó như là một cách không thoải mái. Trẻ bắt đầu hình thành hành vi trốn tránh các hoạt động nếu trẻ cho là không có cơ hội thắng hoặc đã từng có trải nghiệm thua trước đó.
Cách đáp ứng khi trẻ có biểu hiện sợ thua:
Sợ thua là 1 phần phát triển bình thường, nhưng cách đáp ứng của cha mẹ nên hướng trẻ về nỗ lực hơn là kết quả. Thất bại không nằm ở kết quả, mà liệu nỗ lực trong quy trình đó có đạt được hay không. Kết quả của thất bại không phải lúc nào cũng là đáng xấu hổ hay đáng chê trách. Phần lớn kết quả của thất bại là đáng quý vì nó là bài học tích lũy cho sự thành công sắp tới. Nghe có vẻ quá lý thuyết, nhưng cách áp dụng khá đơn giản. Đây là những lời khuyên bạn có thể áp dụng trong hoạt động hàng ngày của trẻ để xây dựng sự nổ lực hơn là kết quả.
1. Cách chọn hoạt động thử thách. Hoạt động thử thách cần phù hợp với độ tuổi, và cho phép trẻ có thể thực hiện được. Điều này giúp trẻ hứng thú với quy trình. Nếu nó quá khó khăn thì trẻ dễ bỏ cuộc sau 1-2 lần thử. Lúc này, trẻ bắt đầu nghĩ đến kết quả.
2. Khi bạn thử thách cùng trẻ, thì bạn và trẻ cùng chơi. Bạn không có trách nhiệm làm thay trẻ. Bạn có thể hỗ trợ trẻ, nhưng đừng làm thay trẻ. VD, trẻ đòi tự mặc quần áo thì cứ để trẻ mặc quần áo, tự xỏ ống tay. Khi cần, bạn xin phép như “con cần thì nói mẹ nhé, mẹ có thể giúp con kéo cái này thì dễ hơn”.
3. Cho trẻ biết không phải kết quả các các trò chơi hay thử thách là đáng xấu hổ hay đáng chê trách. Tùy vào mục đích mà kết quả trò chơi mang lại. Bạn nên tổ chức các trò chơi tập thể bố mẹ con cái như “quẹt mực vào tay, vào mặt khi trả lời sai”. Sau 2-3 lượt chơi, dùng chiếc gương để cho trẻ thấy không ai là không có lần sai, mặt ai cũng sẽ lấm lem mực, trông thật tức cười. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng không ai luôn đúng hay sẽ luôn làm sai.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.
4. Nỗ lực là phần quan trọng nhất của cuộc chơi hay thử thách. Kết quả thất bại sau mỗi lần sai đó chỉ là 1 phần cho sự thành công ở phía sau. Trẻ thường sợ sai vì cho rằng mình sẽ làm sai mà không nhận ra giá trị của nổ lực là rất quan trọng. Trò chơi xếp chồng gỗ là 1 ví dụ hay để trẻ hiểu về nổ lực. Bạn và trẻ thi nhau xếp chồng khối gỗ vuông lên cao. Mỗi lần xếp bạn và trẻ trao đổi mình sẽ xếp như thế nào để khối gỗ không ngã mà chiều cao gia tăng. Trao đổi sẽ giúp trẻ hiểu quy trình để có 1 khối gỗ cao là 1 nổ lực thực sự. Chứ không chỉ là ai cao hơn, ai không ngã.
Notes
Helping Children Overcome Fears. Purdue University.