• 111
  • lang
  • lang

Cần chăm sóc trẻ như thế nào trước những "vi rút cơ hội” trong đại dịch Covid-19?

Sự lo ngại xa hơn về sự tấn công của những vi rút “cơ hội” sau đại dịch Covid-19. Có một vài loài tăng đột biến đã được ghi nhận tại một số quốc gia vừa mở phong tỏa như New Zealand có Vi rút RVS gây bệnh nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, hay ở Anh có Norovirus là nhóm vi-rút gây ra bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Các nhà khoa học tại ĐH Stanford, Mỹ, dẫn đầu là GS. Davis- giám đốc Viện Miễn Dịch Học Stanford, từng cho biết: miễn dịch khỏe mạnh của con người không tự sinh ra là có, mà nó là kết quả thông qua những trải nghiệm từ các yếu tố môi trường xung quanh: đầu tiên nó xuất phát điểm là con số 0 sau đó nhận các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ. Kế, nó sẽ phát triển dần thông qua ăn uống, tiêm chủng, tiếp xúc tích cực với môi trường xung quanh thông qua chơi đùa ngoài trời nơi mà nó được “huấn luyện” trở nên mạnh mẽ hơn.

Do thời gian này việc trẻ em thường xuyên rơi vào các hoạt động thụ động như xem tivi, điện thoại, ipad, cũng như việc phải hạn chế các hoạt động ngoài trời trong thời gian giãn cách sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ tạm thời “được nghĩ dưỡng”, ít có cơ hội huấn luyện vì ít tiếp xúc với môi trường, nhưng các vi rút cơ hội vẫn đang hoạt động bình thường. Khi trẻ em được đi học lại, hay được vui chơi trở lại, khoảng trống về miễn dịch này hay còn gọi là “món nợ” có thể làm trẻ dễ bị tấn công bởi các vi rút cơ hội hơn.

Cần chăm sóc trẻ như thế nào?

Trong gần 2 năm qua, cuộc sống và kinh tế của mọi người trở nên xáo trộn vì đại dịch. Phần nào đó, người lớn chúng ta cũng dần thích nghi, cũng đã hiểu được cần làm gì, không nên làm gì. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sinh ra và lớn lên trong 2-3 năm gần đây, có thể chưa thể thích nghi kịp, phương pháp chăm sóc trước đó có thể cần phải thay đổi để đáp ứng với những điều kiện đặc biệt mới. Đây là 1 số gợi ý cho cha mẹ:

1. Khi bạn mang thai và dự sinh trong lúc này nên xem xét tiêm vaccine ngay khi có thể. Dù hiện tại chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu trên nhóm phụ nữ mang thai, nhưng một số báo cáo cho thấy nhóm mang thai đã tiêm vaccine cho thấy hiệu quả tích cực trong ngăn ngừa các biến chứng do covid hơn nhóm mang thai không tiêm.

2. Ngoài là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp nhiều yếu tố miễn dịch ban đầu quan trọng. Và đặc biệt trong những giai đoạn này nó càng đặc biệt và quan trọng với trẻ hơn nữa. Do đó, cho trẻ bú mẹ sớm khi sinh và duy trì lâu nhất có thể. Nếu mẹ bị nhiễm covid vẫn có thể cho trẻ bú mẹ. Tùy vào điều kiện sức khỏe của bạn, bạn nên thảo luận với bác sĩ địa phương trước khi thực hiện cũng như tham khảo chọn cách cho bú: qua sữa vắt vào bình hay trực tiếp. Dù dạng nào các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng 20 giây trước khi tiếp xúc bé hay bình đều phải thực hiện nghiêm ngặt. Người bố hoặc người thân không bệnh có thể tương tác da kề da với bé thay bạn.

3. Cho trẻ tiêm chủng theo lịch quốc gia đúng lịch đúng độ tuổi song song thực hiện đúng các quy định phòng dịch từ địa phương. Việc trẻ bị trễ lịch tiêm không làm giảm hiệu quả của vắc xin (nếu tiêm đầy đủ) và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó nên cho trẻ đi tiêm phòng dù đã lỡ trễ lịch hẹn. Điều này không chỉ phòng ngừa các bệnh liên quan mà còn sẽ giúp trẻ có cơ hội làm mạnh các đáp ứng miễn dịch.

4. Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu cho hệ miễn dịch khỏe mạnh của trẻ.

Dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch, nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh viêm nhiễm. Do đó, bên cạnh việc giúp trẻ có lối sống năng động, tránh các hoạt động nằm xem TV, điện thoại quá 60 phút/ngày, cha mẹ cũng cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Một số hợp chất và vitamin khoáng có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tăng cường miễn dịch cũng như mau hồi phục sức khỏe như:

• Vitamin C được biết đến nhiều trong vai trò miễn dịch con người, có nhiều trong cam, bưởi, ổi… bạn có thể lựa chọn những loại trái cây này như 1 phần ăn nhẹ trong những ngày trẻ bệnh.

• Các chất chống oxy hóa: thường có nhiều ở dạng nhiều màu sắc trong rau củ quả như cà rốt, súp lơ, ớt chuông, thanh long tím… những thực phẩm này không chỉ cung cấp các chất chống oxi hóa mà còn nhiều vitamin quan trọng khác.

• Beta-glucans: là một hợp chất điều hòa miễn dịch tự nhiên khá đặc biệt. Có gần 55 nghiên cứu cho thấy vai trò của nó giúp điều hòa các cytokine trong hoạt động kháng viêm cũng như hỗ trợ giảm 50% các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Thành phần này có nhiều trong các loại nấm ăn như nấm sò. Nấm có thể giới thiệu cho trẻ từ 8 tháng tuổi như một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin nhóm B, kẽm, vitamin D2...

Để đo lường hiệu quả hỗ trợ miễn dịch của Beta-glucans, nhóm TS. Jesenak, ĐH Comenius đã làm một thử nghiệm lâm sàng để so sánh với vitamin C trong lợi ích ngăn ngừa tái mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở khoảng 200 trẻ em < 6 tuổi trong khoảng thời gian 12 tháng.

Cụ thể, họ đã chia nhóm trẻ trên thành 2 nhóm: nhóm 1: sử dụng siro chứa cả beta-glucans và vitamin C, trong khi nhóm 2 chỉ dùng vitamin C với liều tương đương. Loại siro sử dụng trong nghiên cứu là siro Imunoglukan P4H® - một sản phẩm hổ trợ sức khỏe giúp tăng cường miễn dịch của Cộng hòa Slovakia phổ biến ở 30 quốc gia gồm VN. Tại VN, siro chứa beta-glucans và vitamin C này được biết đến với tên là Siro KAN (gấu KAN).

Nghiên cứu được thiết kế ngẫu nhiên, mù đôi để giảm các sai số ảnh hưởng đến kết quả. Kết quả cho thấy 36% nhóm trẻ dùng siro không bị các vấn đề hô hấp nào, so với chỉ 21% nhóm dùng vitamin C (p<005). Điều này có nghĩa là beta-glucans có vai trò tích cực trong ngăn ngừa tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở nhóm trẻ nghiên cứu.

5. Trẻ con rất dễ rơi vào các hoạt động thụ động trong giai đoạn này như xem TV, Ipad, điện thoại quá nhiều. Cha mẹ nên thiết lập tổng thời gian sử dụng màn hình dưới 60 phút/ngày cho trẻ 2-5 tuổi, dành thời gian vui chơi và tương tác thật với trẻ. Nếu nhà có sân nhà, nên dẫn bé dạo chơi và tham gia các hoạt động ngoài trời. Trẻ dưới 2 tuổi không dùng màn hình điện tử trừ khi nói chuyện qua video call với người thân. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, các hoạt động trẻ còn hạn chế phần lớn trẻ sẽ phải nằm ở tư thế lưng thẳng, do đó bạn nên để trẻ nằm tư thế chủ động hơn như nằm sấp chơi cùng bạn 2-3 dịp trong ngày để trẻ gia tăng vận động các cơ cũng như mang lại nhiều lợi ích cho những cơ quan khác.

Notes

Jesenak M, Majtan J, Rennerova Z, Kyselovic J, Banovcin P, Hrubisko M. Immunomodulatory effect of pleuran (β-glucan from Pleurotus ostreatus) in children with recurrent respiratory tract infections. Int Immunopharmacol. 2013 Feb;15(2):395-9.

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616