• 111
  • lang
  • lang

Cảnh giác cưỡng bức lao động ẩn nấp dưới hình thức di cư lao động (Phần 1)

Trong nền kinh tế toàn cầu, hàng triệu người đang tìm kiếm cơ hội việc làm tại cộng đồng họ sinh sống, trong đất nước của họ hoặc ở những quốc gia ở khu vực khác. Việc tuyển dụng và tạo việc làm cho nhiều lao động để phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu càng trở nên phổ biến hơn.

Di cư ngày càng phổ biến với việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Rất nhiều người quyết định di cư đến thành phố khác trong nước để nắm bắt được các vị trí mơ ước. Những người khác quyết định tìm đến những đất nước mới, dù không chắc họ biết ngôn ngữ của quốc gia đó, để có thể tìm được công việc có mức lương cao hơn hoặc muốn cải thiện tình trạng kinh tế trong gia đình.

Zalo

 

Tuy nhiên, nếu người lao động tham gia di cư lao động thiếu thận trọng có thể sẽ đẩy bản thân vào cái bẫy bị bóc lột, bị cưỡng bức lao động. Cưỡng bức lao động thông qua các quy trình tuyển dụng không công bằng đã mang đến số tiền lợi nhuận bất hợp pháp khổng lồ cho nhà tuyển dụng và chủ sử dụng lao động. Nói cách khác, hàng năm, những nô lệ thời hiện đại mang đến lợi nhuận khoảng 150 tỷ đô la mỹ cho nhóm chủ sử dụng lao động và các bên môi giới.

Zalo

 

Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế năm 2016, ở bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có khoảng 40.3 triệu người lao động đang thuộc diện nô lệ thời hiện đại, bao gồm 24.9 triệu người là lao động bị cưỡng ép và khoảng 15.4 triệu người có cuộc hôn nhân bị ép buộc.

Zalo

 

Điều này có nghĩa là cứ 1000 người trên thế giới, có 5.4 người đang là nạn nhân của nô lệ thời hiện đại. Trong đó, cứ 4 nạn nhân thì có 1 trẻ em.

Trong số 24.9 triệu người bị cưỡng ép lao động, có 16 triệu người đang bị bóc lột sức lao động trong những ngành nghề như giúp việc tại nhà, công nhân xây dựng, lao động nông nghiệp; ngoài ra 4.8 triệu người bị cưỡng ép và bóc lột tình dục, và 4 triệu người bị cưỡng bức lao động bởi chính quyền.

Zalo

 

Phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề và sâu sắc bởi cưỡng bức lao động, họ chiếm khoảng 99% của tổng số nạn nhân của ngành mại dâm, và 58% của các ngành nghề bị bóc lột khác.

Khoảng 44% số lao động bị cưỡng ép là lao động di cư, kể cả di cư nội địa và di cư quốc tế. Khi người lao động rời khỏi quốc gia quê hương, họ dễ đối mặt với nguy cơ bị tổn thương, đặc biệt khi họ không biết ngôn ngữ của quốc gia họ đến làm việc.

Zalo

 

Chủ sử dụng lao động liên kết với những bên tuyển dụng đã cố gắng đưa người lao động di cư theo cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp, ràng buộc người lao động bằng những hợp đồng lao động vô đạo đức và thu được nguồn tiền khổng lồ khi bóc lộ sức lao động của họ.

Zalo

 

Chính nhóm người này đã tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, gây điều tiếng xấu cho toàn bộ ngành nghề, ảnh hưởng đến nhiều công ty uy tín, hợp pháp, tuân thủ luật pháp và tôn trọng người lao động.

Mời theo dõi video đầy đủ của Tổ chức Lao động quốc tế ILO về lao động cưỡng bức:

Mời theo dõi bài viết tiếp theo

----------------

Nguồn tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=pD0IT6q08bU&ab_channel=InternationalLabourOrganization

https://www.ilo.org/global/topics/forced-labour/lang--en/index.htm

https://sourcingjournal.com/topics/sourcing/fashion-factories-forced-labor-verisk-maplecroft-modern-slavery-asia-vietnam-230401/

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/@dgreports/@dcomm/documents/publication/wcms_575479.pdf

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_protect/---protrav/---migrant/documents/instructionalmaterial/wcms_767575.pdf

-----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616