• 111
  • lang
  • lang

Cảnh giác trước những lời chào mời công việc không chính thống ở nước ngoài (Phần 1)

Do nhu cầu di cư lao động ở nước ngoài cao, và các chương trình di cư lao động chính thống nhận số lượng lao động có hạn, đã tạo thành cơ hội kiếm tiền cho một số cá nhân, tổ chức không chính thống thông qua việc lừa đảo người lao động, làm ăn thiếu minh bạch.

Tham gia làm việc ở nước ngoài, tham gia vào chương trình di cư lao động là một trong những mục tiêu của nhiều người lao động tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều chương trình hợp tác lao động quốc tế từ các doanh nghiệp nước ngoài đã được Cục quản lý lao động ngoài nước công bố trên website.

Tuy nhiên, do nhu cầu di cư lao động ở nước ngoài cao, và các chương trình di cư lao động chính thống nhận số lượng lao động có hạn, đã tạo thành cơ hội kiếm tiền cho một số cá nhân, tổ chức không chính thống thông qua việc lừa đảo người lao động, làm ăn thiếu minh bạch.

Hãy cùng xem câu chuyện trở thành nạn nhân của mô hình đi lao động không chính thống, mà cũng thường được gọi là "đi làm chui", mà hệ quả của nó để lại là cảnh nạn nhân bị buộc tội vì là "lao động bất hợp pháp".

Zalo
 

Câu chuyện này được đăng trên báo Dân trí. Nghe người hàng xóm kể về công việc ở Trung Quốc có thể kiếm được 7-9 triệu đồng/tháng - số tiền trong mơ ở vùng miền núi Tương Dương, Dung cùng chồng quyết sang nước bạn làm việc. Người hàng xóm nói Dung đi "chui" nên không cần giấy tờ gì cả, chỉ cần đóng tiền phí 6 triệu đồng, nộp trước 3 triệu đồng. Số còn lại trừ vào lương hàng tháng. Vợ chồng Dung khấp khởi chờ đến ngày xuất ngoại.

"Tiền lương hàng tháng người môi giới nói để ông chủ giữ cho, khi nào được nhiều thì lấy luôn một thể. Ở đây nuôi ăn, nuôi ở, có cần tiêu gì đâu mà cầm tiền, nhỡ trộm cắp thì mất hết. Tôi nghĩ cũng phải nên không hỏi thêm", Dung kể lại. Được 4 tháng, nhẩm tính số tiền lương của cả hai vợ chồng cũng được kha khá, Dung tính lấy gửi về nhà cho con.

"Tôi hỏi ông chủ thì họ bảo tiền đã trả hết rồi, còn đòi gì nữa. Tôi hoảng hốt, 4 tháng quần quật làm việc của hai vợ chồng, ngoài 1.000 nhân dân tệ đã ứng thì có được nhận được một xu nào nữa đâu. Người môi giới thì bảo ông chủ giữ hộ, ông chủ thì bảo đã trả rồi, không thiếu một xu, tôi biết hỏi ai?", Dung bật khóc

Chưa kịp tìm người môi giới để "ba mặt một lời" thì cảnh sát ập vào xưởng sản xuất. Vợ chồng Dung với những người Việt khác bị bắt giam vì là lao động bất hợp pháp.

Vậy nếu có thể chọn lựa, hi vọng người lao động biết đến các lựa chọn an toàn hơn, hợp pháp và đầy đủ thông tin hơn trước khi tham gia vào di cư lao động. Hãy cùng điểm lại 5 BƯỚC DI CƯ AN TOÀN cùng trang Facebook Nghĩ Trước Bước Sau:

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 

----------------

Nguồn tham khảo:

Nghĩ Trước Bước Sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau/photos/a.135311921429060/346622970297953/

----------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061