• 111
  • lang
  • lang

Cảnh giác trước những lời chào mời công việc không chính thống ở nước ngoài (Phần 2)

Di cư lao động an toàn là trải nghiệm mà bất kỳ người lao động nào cũng xứng đáng được hưởng. Để có thể lấp đầy khoảng trống thiếu hụt thông tin chính thống, tin tức về hành trang, giấy tờ quan trọng, kiến thức cần có, cơ hội làm việc hợp pháp, trang Facebook Nghĩ Trước Bước Sau thuộc dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" được tạo ra để phục vụ nhu cầu tìm hiểu cho người Việt Nam, người có ý định tìm việc tại nước ngoài.

Có khi nào bạn tự hỏi liệu mình đã thực sự nắm được những thông tin sau đây hay chưa?

Không phải quốc gia nào cũng cho phép người lao động di cư đến làm việc một cách hợp pháp. Không phải bất cứ công việc nào cũng được một quốc gia nhất định cho phép thực hiện bởi người di cư lao động. Không phải lúc nào cũng dễ dàng để trở thành một người di cư lao động lành nghề, tay nghề cao. Không phải chương trình di cư lao động nào cũng đòi hỏi chi phí tham gia giống nhau.

Còn rất nhiều sự thật tương tự mà không phải người có ý định di cư lao động đều biết. Vì vậy, chúng tôi hi vọng người lao động sẽ có đủ thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định quan trọng cho hành trình di cư lao động của chính bạn, để bạn có thể tự chịu trách nhiệm và hưởng thụ thành quả của quãng thời gian lao động chính thống, hợp pháp mang lại.

 

Zalo
 
Zalo
 

Người lao động nếu có nguyện vọng đi làm việc tại các nước châu Âu có thể thông qua các doanh nghiệp đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước, trực thuộc bộ Lao động - Thương binh Xã hội, thẩm định và chấp thuận cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Đối với thị trường châu Âu, hiện nay Cục lao động ngoài nước đã thẩm định và chấp thuận hợp đồng cung ứng lao động của một số thị trường sau.

Zalo
 
Zalo
 

----------------

Nguồn tham khảo:

https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau/posts/146714006955518

----------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061