• 111
  • lang
  • lang

Cảnh giác trước những lời chào mời công việc không chính thống qua mạng xã hội (Phần 1)

Những thay đổi và phát triển của công nghệ đã thay đổi đáng kể đến cách nhà tuyển dụng tìm thấy ứng cử viên và ngược lại. Mạng xã hội dành riêng cho cộng đồng doanh nghiệp, giúp họ lưu giữ các mối liên hệ công việc, chuyên nghiệp LinkedIn, cũng là nơi tìm kiếm việc làm đa dạng với nhiều người.

Các trang mạng xã hội khác như Facebook, Instagram, Zalo cũng thu hút nhà tuyển dụng hoặc người tìm việc làm tìm đến nhiều sự lựa chọn một cách thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, sự thuận tiện của mạng xã hội cũng trở thành con dao hai lưỡi khi xuất hiện những trường hợp lừa đảo việc làm. Điều này đã được rất nhiều cơ quan thông tin, truyền thông và bản thân nhà tuyển dụng cảnh báo. Nhiều mẩu tin tuyển dụng đăng trôi nổi, thiếu kiểm chứng và quản lý phù hợp đã lợi dụng sự cả tin, thiếu thông tin của người tìm việc làm.

Bài viết này sẽ nêu những điểm đáng lưu ý của những bài tuyển dụng mập mờ, không đáng tin cậy trên mạng xã hội mà người lao động cần cảnh giác.

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 

Vậy để có thể tránh những chiêu trò lừa đảo tuyển dụng, người lao động cần nâng cao nhận thức và kỹ năng gì? Hãy nhớ đến các ý sau

Zalo
 


1. Đừng chia sẻ rộng rãi thông tin cá nhân, đặc biệt là email và các tài khoản mạng xã hội.

Những kẻ xấu có thể tiếp cận bạn khi chúng lấy danh nghĩa là nhà tuyển dụng, bằng cách sử dụng logo, tên công ty, email. Hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra lại nhiều lần về mức độ tin cậy, chân thật của lời mời tuyển dụng.

Bất cứ phòng nhân sự của công ty nào, khi gửi email đến ứng viên đều sử dụng email có đuôi nhận dạng riêng của công ty, thay vì là những email cá nhân từ Gmail hay Yahoo hay Hotmail. Ngoài ra, LinkedIn cũng là một nơi tìm hiểu về người gửi tin tuyển dụng cho bạn và công ty đang tuyển dụng. Hãy tìm hiểu xem có thật là người tuyển dụng đang làm việc cho công ty mà họ giới thiệu với bạn hay không.

2. Đừng bao giờ trả tiền để được nhận công việc

Những nhà tuyển dụng hợp pháp, chính thức sẽ không bao giờ đòi hỏi bạn phải nộp tiền để được nhận việc. Nếu bạn bị yêu cầu/ đề nghị đóng phí ban đầu, tiền đồng phục hoặc bất cứ loại nào khác, tức là có nguy cơ cao bạn đang gặp phải trường hợp lừa đảo. Bạn nên tránh xa công ty tuyển dụng này.

3. Không bao giờ đồng ý nhận tiền từ phía công ty tuyển dụng và giúp họ chuyển tiền đi

Những kẻ mạo danh nhà tuyển dụng trực tuyến có thể sẽ đề nghị bạn nhận tiền họ gửi cho bạn, giữ lại một khoản nhỏ như là chi phí bạn giúp đỡ, và sau đó thì chuyển phần còn lại đến người khác.

Hầu hết các trường hợp được nhờ vả như trên là lừa đảo và bạn sẽ mất đi số tiền trong tài khoản của mình. Bạn không nên nhận lời giúp đỡ những lời đề nghị như trên. Vì đây là những yêu cầu không bình thường trong quá trình phỏng vấn và nhận việc.

4. Hãy sử dụng những trang tìm việc uy tín

Người lao động hãy tìm đến những trang web tuyển dụng chính thống, lớn, uy tín trên LinkedIn, Careerbuilder, Vietnamworks hoặc trực tiếp tìm từ trang web của công ty, mục Việc làm. Bằng cách này, việc đảm bảo người lao động có thể liên hệ chính xác đến công ty mình yêu thích và có nhu cầu nộp hồ sơ.

Tuy nhiên, việc sử dụng những trang web lớn để tìm việc làm cũng cần sự cảnh giác và tỉnh táo từ người dùng.

5. Đừng tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng, số thẻ ngân hàng, hoặc thẻ thanh toán credit cho bất cứ nhà tuyển dụng nào

Trừ khi sau khi người lao động chắc chắc nhận được việc thông qua email xác nhận và hợp đồng lao động, phòng Nhân sự sẽ cần lấy thông tin tài khoản ngân hàng của bạn để thanh toán lương.

Còn lại bất kỳ trường hợp nào khác yêu cầu bạn cung cấp tài khoản hay số thẻ đều không hợp lý, nhất là khi người lao động chưa thực hiện phỏng vấn hoặc phỏng vấn chưa kết thúc, chưa làm rõ được về mức độ tin cậy của người liên hệ.

Trường hợp người lao động nộp đơn cho một vị trí làm từ xa và chưa có cơ hội gặp mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng, hãy đợi đến khi 2 bên đã thống nhất về hợp đồng và tiến hành ký kết.

Những dấu hiệu kể trên là một trong những điểm cảnh báo cần lưu ý khi người lao động tìm thấy cơ hội việc làm trên các mạng xã hội. Hãy theo dõi và đọc bài viết tiếp theo.

-----------

Nguồn tham khảo:

https://www.edmontonpolice.ca/CrimePrevention/PersonalFamilySafety/Frauds/OnlineScams/EmploymentScams

https://www.linkedin.com/pulse/how-spot-avoid-online-job-scams-biron-clark/

-----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616