Trong ăn truyền thống dạng đút muỗng, trẻ thường nhạy cảm với sự hiện diện độ cứng của muỗng đút, Với những trẻ ăn theo PP Tự Chỉ Huy BLW thì không có cảm giác này xảy ra vì bé không dùng muỗng. Tại vì muỗng luôn có độ cứng hơn so với thức ăn của bé, điều này sẽ tạo 1 kích thích lên não và cần nhiều hơn sự tăng độ thô dần dần để cân bằng kích thích này, do đó việc gia tăng cảm giác về cấu trúc thô dần của thức ăn là cần thiết để trẻ phát triển về việc sử dụng cơ hàm và cấu trúc của thức ăn. Nếu cha mẹ cho bé ăn cháo loãng quá lâu sẽ làm mất cân bằng trong cấu trúc này. Vì lí do này, ngay từ đầu cha mẹ nên cố gắng chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc bé không đủ răng thì chuyển cấu trúc có được không? Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ đều đưa ra hướng dẫn: cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có, mà nó liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Các bạn có thể xem hình đính kèm bài viết về cấu trúc thức ăn theo độ tuổi.
Cấu trúc thức ăn
Cấu trúc 1 (thích hợp cho bé 5.5- hết 6 tháng tuổi): Dạng xay rây nhuyễn, mịn
Cấu trúc 2: (thích hợp cho bé 7- hết 9 tháng): Dạng cà nát, không cần rây, có hạt lợn cợn.
Cấu trúc 3 (từ 10 tháng tuổi): Dạng xé nát, cà nát, có hình cấu trúc thức ăn. Cơm nát chuyển dần sang cơm hột nữa/hột nguyên. Sau đó, có thể giới thiệu các loại thức ăn cắt hình ngón tay. Sau 1 tuổi, trẻ có thể ăn đa dạng những cấu trúc.
Cách thay đổi cấu trúc thức ăn theo độ tuổi.
Các bạn có thể xem hình đính kèm bài viết. Thao tác chuyển cấu trúc rất đơn giản, nhưng thực sự có ích cho sự phát triển hành vi ăn uống của trẻ, đặc biệt trong khám phá cấu trúc thức ăn.
Cấu trúc 1: Đơn giản bạn trộn các nguyên liệu lại thêm 1 ít nước/sữa và dùng 1 máy xay nhuyễn và rây. Cháo thì nấu tỉ lệ 1:10 (1 muỗng gạo: 10 muỗng nước) hoặc 1:7 (1 muỗng cơm : 7 muỗng nước/sữa)
Khi đến cấu trúc 2 thì dùng cái nĩa dằm nát thức ăn ra là sẽ ra cấu trúc thích hợp.
Cấu trúc 3 thì giống cấu trúc 2 nhưng đánh ít nát hơn hoặc thêm 1 vài mẫu thịt cá bằng đầu ngón tay út trộn vào.
Tại sao cần chuyển cấu trúc thức ăn?
Cấu trúc thức ăn là có mối liên hệ với các tác nhân gây kích thích sự thèm ăn khác của trẻ bao gồm cả vị giác, khứu giác và thị giác. Sự hoạt động của các cơ hàm và sử dụng lưỡi được hoàn thiện dần từ giai đoạn chuyển từ bú sữa (chất lỏng) sang ăn thức ăn dặm từ loãng (bán lỏng) đến thô dần (thức ăn đặc). Sự hoàn thiện này giúp tạo 1 tính hiệu giữa nhai thức ăn và bộ phân phụ trách "thèm ăn và hưng phấn" trong não bộ trẻ, dẫn đến việc thưởng thức thức ăn của riêng trẻ. Trong nghiên cứu của GS. Edmund T. R., từ Trung tâm Computational Neuroscience, Oxford, UK, đã cho thấy cấu trúc thức ăn liên quan đến hoạt động của não bộ từ sớm trong việc kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Việc này giúp trẻ phát triển tốt nhận thức về cấu trúc, cùng với mùi vị và màu sắc của thức ăn liên quan. Điều mà đúng với thực hành ăn dặm luôn khuyên cha mẹ tự làm món ăn và thay đổi cấu trúc phù hợp.
Một nghiên cứu khác gần đây của nhóm TS. Jessica W., ĐH Maastricht đã có 2 kết luận khác quan trọng về cấu trúc thức ăn lên sự chấp nhận (không bị biếng ăn) ở trẻ nhỏ:
Ở độ tuổi rất nhỏ, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, cấu trúc thức ăn cũng giữ vai trò chính trong việc liên quan đến sự chấp nhận thức ăn ở trẻ, thậm chí hơn cả màu sắc thức ăn. Sau khi hoàn thiện cấu trúc thức ăn (sau 1 tuổi) trẻ bắt đầu có nhận thức đa dạng về màu sắc và mùi vị của thức ăn. Do đó, trong thực hành ăn dặm luôn khuyên cha mẹ thay đổi cấu trúc thức ăn và chế biến đa dạng về màu sắc và mùi vị để trẻ dần phát triển.
Việc thay đổi cấu trúc thức ăn đúng độ tuổi sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng biếng ăn do cấu trúc ở trẻ nhỏ.
Nếu bé đã lỡ bị bỏ qua cấu trúc thì cha mẹ đừng quá ngạc nhiên là bé không có động tác nhai và hay nhè, không muốn ăn. Trong hướng dẫn của BYT Anh đã nói rõ: bé từ 7 tháng tuổi là chuyển sang dạng cấu trúc lumpy và từ 10 tháng tuổi đã cần được giới thiệu cấu trúc diced. Kéo dài cấu trúc cháo loãng sẽ trì hoãn khả năng sử dụng tốt các cơ để nhai, trì hoãn nhận biết về cấu trúc thức ăn và không phát triển vị giác. Do đó, việc biếng ăn là hậu quả của việc trì hoãn này.
Note
Dr.Harris, G. (2016) Development of taste and food preferences in children. The Children’s Hospital, Birmingham
Jessica W. et al. (2015) Bits and pieces. Food texture influences food acceptance in young children. Appetite, 84, 1, 181-187.
Edmund T. Rolls (2010) Taste, Olfactory and Food-texture Processing in the Brain and the Control of Appetite
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616