• 111
  • lang
  • lang

Cha mẹ cần đồng hành cùng con trẻ khi nhận thấy dấu hiệu BLHĐ qua mạng (Phần 1)

Các lớp học trực tuyến trở thành phương thức học phổ biến trong đại dịch COVID-19 đối với hầu hết các cấp học. Tuy nhiên, kéo theo sự chuyển đổi đó chính là các hình thức bạo lực học đường cũng nhanh chóng chuyển sang bắt nạt trực tuyến.

1/ Tình hình chung của bạo lực học đường khi trẻ học tập tại nhà trong giai đoạn giãn cách

Một năm học trực tuyến xen kẽ với học tại trường đã trôi qua, và chắc hẳn cũng đem đến nhiều trải nghiệm khó quên cho trẻ, kèm theo là những căng thẳng khi phải đáp ứng với kiểu học mới, cách sống mới. Vì vậy, trường học và cha mẹ cần nhận ra vấn đề sức khoẻ tinh thần của học sinh trong và hậu giai đoạn COVID-19 để có sự hỗ trợ phù hợp và kịp thời.

Các lớp học trực tuyến trở thành phương thức học phổ biến trong đại dịch COVID-19 đối với hầu hết các cấp học. Tuy nhiên, kéo theo sự chuyển đổi đó chính là các hình thức bạo lực học đường cũng nhanh chóng chuyển sang bắt nạt trực tuyến.

Tại châu Âu, khoảng 44% trẻ em từ 10 đến 18 tuổi đã từng bị bắt nạt trên mạng cho biết, khi giãn cách xảy ra, bạo lực trên mạng còn diễn ra kinh khủng và nặng nề hơn.

Chuyên gia Lynda E. Bailey cho biết sở dĩ có học sinh tham gia bắt nạt bạn bè trên mạng là do các em cảm thấy chán nản, bế tắc khi phải ở trong nhà quá lâu, trong khi cha mẹ có thể không dành đủ thời gian cho các em khi họ cũng đang phải bận bịu làm việc từ xa.

2/ Bắt nạt trực tuyến (bạo lực học đường qua mạng) giữa học sinh là gì?

Zalo
 

Theo một chuyên gia Hàn Quốc, tại đất nước có nền tảng kỹ thuật số và Internet mạnh mẽ này, về cơ bản, bắt nạt trên mạng giữa các học sinh có thể chia thành một số loại cụ thể:

- Qua ứng dụng tin nhắn/ mạng xã hội.

- Cố tình sử dụng dung lượng data Internet (4G/5G) của nạn nhân.

- Cố tình ép nạn nhân phải chi trả cho các vật phẩm game mà kẻ bắt nạt muốn mua.

Trong đó, loại số 1 là loại bắt nạt phổ biến nhất khi nạn nhân bị thêm vào một số nhóm chat trực tuyến, không thể rời nhóm, mà chịu đựng lời mắng chửi, sỉ nhục bằng tin nhắn hoặc tin nhắn thoại từ những kẻ bắt nạt.

Các chuyên gia lo ngại rằng khi trẻ trở nên thông thạo sử dụng các mạng xã hội, mức độ bắt nạt và bạo lực sẽ càng gia tăng, nhất là khi thời gian giãn cách chấm dứt và mọi trẻ em được quay lại trường học.

Zalo
 

Mời theo dõi phần tiếp theo

---------

Nguồn tham khảo:

https://www.future-ed.org/the-covid-19-pandemic-disrupted-both-school-bullying-and-cyberbullying/

https://cyberbullying.org/Cyberbullying-Identification-Prevention-Response-2021.pdf

https://www.latimes.com/opinion/story/2021-06-07/opinion-school-bullies-pandemic

https://www.understood.org/en/friends-feelings/child-social-situations/online-activities-social-media/how-to-tell-if-your-child-is-being-bullied-online

https://koreajoongangdaily.joins.com/2021/03/04/national/socialAffairs/cyber-bullying-school-bullying-Covid19/20210304184200276.html

---------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616