Cha mẹ có lẽ không ít lần phải thắc mắc về việc trẻ đang làm gì với các thiết bị điện tử mà bản thân cung cấp cho trẻ. Càng ngày, trẻ nhỏ càng làm quen nhanh hơn với các thiết bị cũng như trò chơi, ứng dụng giải trí. Và cha mẹ khó mà đảm bảo được rằng bản thân cha mẹ có thể giáo dục tốt cho trẻ về việc tự giác quản lý thời gian chúng tiếp xúc với trò chơi, cũng như cha mẹ tự hạn chế thời gian của mình sử dụng điện thoại cho công việc và giải trí. Các thiết bị điện tử thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, dành được sự quan tâm của hầu hết mọi người.
Vài lời khuyên dưới đây có thể giúp cha mẹ điều chỉnh lại các hành vi dùng thiết bị công nghệ cũng như có thể phát triển tốt hơn mối quan hệ với con trẻ.
1. Hãy tránh xa điện thoại khi cha mẹ đang cùng trò chuyện, vui chơi với con trẻ
Trường hợp điển hình: Khi đang trong cuộc trò chuyện với các thành viên trong gia đình, đột nhiên một thành viên hướng sự chú ý đến thông báo trên điện thoại và bắt đầu mất tập trung với câu chuyện đang diễn ra. Người này sẽ không nghe được nội dung trò chuyện của những người xung quanh cũng như khó mà trả lời những câu hỏi đang được đặt ra do họ đang tập trung sử dụng thiết bị thông minh cá nhân: máy tính bảng, điện thoại.
Nhiều cha mẹ, người lớn trong gia đình đánh giá thấp mức độ thường xuyên họ dùng điện thoại trong ngày, khi ở bên cạnh con trẻ. Hành vi thường xuyên ngó, liếc sơ qua điện thoại là một thói quen vô ý thức, và có thể đem đến nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt khi cha mẹ đang lái xe hoặc đang ở hồ bơi trông trẻ.
2. Ngưng sử dụng điện thoại như một thứ để vỗ về, dỗ dành, cho cả trẻ lẫn cha mẹ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có sự liên hệ giữa các hành vi cư xử chưa đúng và thời lượng dùng thiết bị công nghệ của cha mẹ, của trẻ em. Khi cha mẹ cảm thấy áp lực từ cuộc sống và công việc hàng ngày, cha mẹ có thiên hướng sử dụng điện thoại nhiều hơn, thường xuyên hơn nhằm thư giãn. Hành vi này có thể dẫn đến việc trẻ ứng xử tệ hại nhiều hơn nhằm lôi kéo sự chú ý của cha mẹ: những cơn khóc lóc kéo dài, giận dữ, biếng ăn, bật lại cha mẹ…
Lời khuyên từ chuyên gia cho rằng, thay vì cha mẹ dùng điện thoại để tự đánh lạc hướng cảm xúc và trốn tránh thực tại, cha mẹ hãy quan sát trẻ, lắng nghe trẻ để có thể biết nhiều thông tin hơn về hành vi và cảm nhận của trẻ. Từ đây, cha mẹ sẽ có thể đưa ra những quyết định phù hợp và chính xác hơn, và đồng thời cũng là đang giúp trẻ phát triển khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, một kỹ năng sống quan trọng.
Cha mẹ có thể nhờ đến các ứng dụng trợ giúp nhắc nhở thời lượng dùng điện thoại hàng ngày để kiểm soát thời lượng sử dụng trong thời gian thay đổi ban đầu.
3. Hãy tắt các thông báo từ ứng dụng, để phụ huynh quyết định khi nào nên kiểm tra điện thoại.
Không phải loại thông báo nào cũng cần có sự phản hồi nhanh chóng hoặc gấp rút. Và các thông báo hiển thị đôi khi sẽ gây ra sự mất tập trung không cần thiết khi cha mẹ đang bận rộn hoặc vui chơi cùng con trẻ. Do đó, lời khuyên nên tắt thông báo nhằm giúp cha mẹ kiểm soát được chiếc điện thoại như một thiết bị phục vụ cho đời sống, thay vì để chính chiếc điện thoại này kiểm soát ngược lại bản thân cha mẹ. Những lời nhắc thông báo có thể khiến cha mẹ lo lắng không cần thiết vì phải thường xuyên kiểm tra điện thoại.
Ngoài ra, khi phụ huynh cảm thấy rất cần sử dụng điện thoại và cùng lúc, cũng muốn vui chơi với con, hãy chú ý:
- Đợi đến khi con trẻ đang tận hưởng và chú tâm khi chúng tự chơi
- Nói với con là cha mẹ định làm gì: Xem thời tiết ngày mai như thế nào để chuẩn bị quần áo ngày mai cho con. Nhắn tin nhắc cha/mẹ nhớ mua sữa về cho con...
Mời theo dõi phần tiếp theo.
-------------
Nguồn tham khảo:
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616