• 111
  • lang
  • lang

Cha mẹ nên làm gương cho trẻ như thế nào trong việc sử dụng các thiết bị điện tử (Phần 2)

Các thiết bị điện tử thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, dành được sự quan tâm của hầu hết mọi người. Dưới đây là vài lời khuyên dưới đây có thể giúp cha mẹ điều chỉnh lại các hành vi dùng thiết bị công nghệ cũng như có thể phát triển tốt hơn mối quan hệ với con trẻ.

 

4. Trước khi định đăng hình ảnh của con trẻ lên mạng xã hội, cha mẹ hay cân nhắc kỹ lưỡng và hỏi ý kiến của trẻ

Khi việc các cha mẹ chia sẻ quá nhiều về con trẻ trên mạng xã hội, đã xuất hiện 1 từ mới nhằm ám chỉ hành vi bùng nổ thông tin này "Sharenting": đăng hình ảnh, hoạt động của con hầu như 24/7.

Một giáo sư về Luật tại đại học Florida, Mỹ chỉ ra rằng "Làm sao cha mẹ có thể cân bằng giữa việc giữ gìn quyền riêng tư của trẻ song song với nhu cầu chia sẻ hình ảnh, câu chuyện của con trên mạng xã hội?". Giáo sư mong muốn cha mẹ hãy cân nhắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ không chỉ riêng ở hiện tại, mà còn ở tương lai, khi con trẻ có thể xem lại những hình ảnh, thông tin đã được cha mẹ đăng tải trước đó.

Do đó, cha mẹ hãy

- Kiểm tra các cài đặt, thiết lập riêng tư trên toàn bộ các trang, ứng dụng mạng xã hội mình đang dùng

- Đừng chia sẻ hình ảnh các con trẻ không mặc quần áo, dù là trẻ nhỏ

- Hãy cho trẻ hiểu hành vi gửi hình ảnh, video đến người thân nào đó khi trẻ đã đủ lớn: khoảng 3,4 tuổi để trẻ nhận thức được việc chia sẻ hình ảnh bản thân với người khác qua các ứng dụng mạng xã hội.

- Đừng chia sẻ quá nhiều thông tin có thể xác định được về trẻ và gia đình: họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà, địa chỉ trường học, lớp học… Việc chia sẻ này sẽ dẫn đến việc dữ liệu về trẻ có thể bị đánh cắp, thu thập bởi những bên tiếp thị hoặc hacker.

Khi trẻ được cha mẹ giới thiệu bằng một thái độ tôn trọng về các hoạt động chia sẻ thông tin của bản thân trẻ qua mạng xã hội hoặc ứng dụng trò chuyện nào đó, trẻ nâng cao hơn ý thức hơn về việc tôn trọng thông tin của trẻ và những người xung quanh khi dùng mạng internet.

 

5. Đừng dùng công nghệ để theo dõi con trẻ

Cha mẹ có thể kiểm tra các hoạt động của trẻ trong thời đại công nghệ: xem lịch sử lướt web, theo dõi điểm số, đọc tin nhắn trò chuyện nhóm… Nhưng liệu thực sự cha mẹ có nên làm như vậy với trẻ?

Một chuyên gia giáo dục cho biết "Khi con trẻ cảm thấy được tin tưởng hơn sẽ có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn hơn khi trẻ cảm thấy được tin tưởng". Một trong những mục đích cuối cùng của việc làm cha mẹ chính là giáo dục và nuôi lớn những bạn trẻ thành những người trưởng thành có khả năng suy nghĩ và tự đưa ra được quyết định của mình. Do đó, cha mẹ, phụ huynh nên cân bằng giữa việc bảo vệ là khuyến khích các con tự lập.

Khi trẻ khoảng 12,13 tuổi và đã tự có thể sử dụng tài khoản mạng xã hội, cha mẹ hãy tự lưu trữ tên tài khoản và mật khẩu đăng nhập trong một phong bì được đóng kín. Đồng thời cha mẹ cho trẻ biết rằng khi cha mẹ nhận thấy con trẻ đang gặp vấn đề từ mạng xã hội, đột nhiên điểm số của con trượt dốc, hoặc không tuân thủ giờ giới nghiêm trong nhà, cha mẹ sẽ đăng nhập vào tài khoản của con để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Con trẻ có thể sẽ không đồng ý "kết bạn" với cha mẹ trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng, mà thay vào đó hãy để những người họ hàng mà mình tin tưởng trở thành bạn của trẻ, để họ có thể quan tâm và để ý đến trẻ thay cha mẹ.

-------------

Nguồn tham khảo:

https://www.npr.org/2019/07/21/742168987/parents-sometimes-youre-the-problem-when-it-comes-to-tech-use

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616